Triển khai cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào" (17:44 21/05/2017)


HNP - Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 52-KH/BTGTU triển khai tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào”.

Theo đó, đối tượng dự thi gồm cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân; học sinh, sinh viên; người nước ngoài sống và làm việc trên địa bàn thành phố đều có quyền tham gia dự thi, không phân biệt lứa tuổi, thành phần, tôn giáo. Hình thức thi: Trắc nghiệm hằng tuần trên Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam và các cơ quan báo chí điện tử phối hợp. Thi viết theo các nội dung chủ đề được Ban Tổ chức công bố. Mỗi cá nhân được tham gia cả hai hình thức và không hạn chế số bài dự thi.

Thi trắc nghiệm hằng tuần: Người dự thi tiến hành các thao tác dưới đây để trả lời câu hỏi thi của Ban tổ chức: Truy cập vào một trong các trang web như Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội Nhân dân, Tạp chí Tuyên giáo điện tử, Báo Tiền Phong, Báo Thanh Niên, Báo Tuổi trẻ.

Trả lời câu hỏi thi, mỗi tuần, Ban tổ chức cuộc thi đưa ra 3 câu hỏi. Mỗi câu hỏi thi có 3 đáp án trả lời trắc nghiệm, trong đó có 1 phương án đúng. Người dự thi vào các chuyên trang cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam và thao tác: Điền các thông tin cá nhân (Họ và tên; chứng minh thư nhân dân; số điện thoại; địa chỉ liên hệ; E-Mail...) theo yêu cầu và trả lời các câu hỏi bằng cách lựa chọn một phương án đúng, sau đó điền vào ô "Dự đoán" số người trả lời đúng, nhập "Mã xác thực" và bấm vào ô "Trả lời".

Trong trường hợp số người dự thi (từ 2 người trở lên) cùng trả lời đúng các câu hỏi, cùng dự đoán chính xác số người trả lời đúng, Ban Tổ chức sẽ căn cứ vào thời gian gửi trả lời câu hỏi để trao thưởng cho người gửi trả lời sớm nhất. Thời gian được tính từ khi bắt đầu kết thúc của cuộc thi tuần trước (thời gian tính đến giây, phút, giờ, ngày theo thời gian thi, hiển thị trên phần mềm thi trực tuyến).

Thời gian thi trắc nghiệm được tiến hành hằng tuần, bắt đầu từ ngày 2/5/2017 và kết thúc vào ngày 22/12/2017. Thời gian thi mỗi tuần được tính từ 10h00 thứ ba hằng tuần và kết thúc vào 9h30 thứ ba tuần kế tiếp.

Thi viết, bài dự thi của tác giả phải là các tác phẩm chưa được công bố ở bất kỳ báo, tạp chí, sách... và phải chuyển tải được một trong các chủ đề gợi ý của Ban Tổ chức cuộc thi (Đề cương gợi ý một số nội dung chính trong 12 chủ đề thi viết tìm hiểu “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam” gửi kèm). Bài dự thi có thể viết tay hoặc đánh máy, với dung lượng tối đa 5.000 từ. Khuyến khích đánh máy và in trên giấy A4, cỡ chữ 14, nếu là tiếng Việt thì sử dụng font chữ Time New Roman. Có thể sử dụng ảnh để minh họa phong phú thêm bài viết (ghi rõ nguồn, tên tác giả của ảnh). Các bài dự thi trình bày trên các chất liệu khác nhau như nhôm, nhựa, mô hình... không được xem xét giải cá nhân, nhưng được tính vào số lượng để xét giải tập thể nơi người dự thi nộp bài. Bài dự thi phải ghi rõ đầy đủ họ, tên, tuổi (ngày, tháng, năm sinh), giới tính, nghề nghiệp, thành phần dân tộc, tôn giáo, đơn vị học tập, công tác, nơi thường trú; số điện thoại liên hệ.

Về số lượng bài dự thi viết gửi Ban tổ chức cuộc thi cấp thành phố: Đối với các quận, huyện, thị ủy là 100 bài; các đảng bộ khối, trực thuộc là 50 bài; Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội (bài dự thi của người nước ngoài, của kiều bào...) là 50 bài. Sau khi Ban tổ chức cuộc thi cấp thành phố chấm, sẽ lựa chọn 30 bài xuất sắc gửi Ban tổ chức cuộc thi cấp trung ương.

Thời gian nộp bài dự thi: (sau khi được chấm, lựa chọn ở cơ sở quận, huyện, thị xã, đảng bộ khối, trực thuộc gửi về Ban tổ chức cuộc thi cấp thành phố trước ngày 15/8/2017 (căn cứ vào dấu bưu điện). Nơi nhận bài dự thi: Bài dự thi của Ban tổ chức cuộc thi cấp quận, huyện, thị xã; đảng bộ khối, trực thuộc Thành ủy gửi về Ban tổ chức cuộc thi cấp thành phố theo địa chỉ: Phòng Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Thành ủy. Nơi nhận bài dự thi viết của các quận, huyện, thị xã; đảng bộ trực thuộc thành ủy: Bài dự thi của cá nhân, đơn vị đóng trên địa bàn thuộc quận, huyện, thị xã nào thì gửi về Ban tổ chức cuộc thi của quận, huyện, thị xã ấy. Bài dự thi của các thí sinh thuộc đảng ủy khối và trực thuộc thì gửi về Ban tổ chức cuộc thi của đảng ủy trực thuộc đó. Bài dự thi của sinh viên các trường đại học và cao đẳng nào thì nộp về Ban tổ chức cuộc thi của trường đó và chuyển cho Đảng ủy khối các trường đại học, cao đẳng. Bài dự thi của người nước ngoài, của kiều bào... gửi về Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội.

Về giải thưởng cuộc thi: Thi trắc nghiệm hằng tuần, mỗi tuần có 3 giải thưởng gồm: 1 giải Nhất; 1 giải Nhì; 1 giải Ba. Thi viết, giải cá nhân có 28 giải gồm: 1 giải Nhất; 3 giải Nhì; 5 giải Ba, 20 giải khuyến khích. Giải tập thể có 28 giải gồm: 1 giải Nhất; 3 giải Nhì; 5 giải Ba; 20 giải khuyến khích.


Minh Châu


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t