Tại hội thảo, các đại biểu thống nhất cho rằng, để bảo vệ và phát huy bền vững giá trị di sản thế giới, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, cộng đồng và các tổ chức quốc tế. Trong đó, cộng đồng địa phương, với vai trò trung tâm, chính là "trụ cột then chốt" đưa di sản đi cùng phát triển.
Để phát huy vai trò cộng đồng, các địa phương cần đảm bảo phúc lợi và sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương và người dân bản địa sống trong và xung quanh các di sản thế giới; trao quyền thông qua xây dựng năng lực và chia sẻ kiến thức bảo tồn.
Được mệnh danh là "Thành phố di sản" với quỹ di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng gồm 6.494 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có những di sản mang tầm nhân loại được UNESCO vinh danh như: Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, Hội Gióng, Ca trù, Bia Tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám,nhiều năm nay, thành phố Hà Nội luôn xác định "đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho sự phát triển bền vững", trong đó việc bảo vệ và phát huy giá trị các di sản là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, toàn xã hội và của mỗi người dân.
Thực hiện: Minh Thu- Minh Quốc