Hội Nông dân huyện Gia Lâm: Giữ vững danh hiệu đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua (18:30 14/08/2018)


HNP - Trong 5 năm qua, Hội Nông dân huyện Gia Lâm đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu Đại hội khóa IX đã đề ra, một số chỉ tiêu vượt Nghị quyết đặt ra như chỉ tiêu về công tác tuyên truyền, công tác phát triển hội viên, phát triển quỹ hỗ trợ nông dân… Hội Nông dân từ huyện đến cơ sở đã tổ chức và thực hiện hiệu quả 5 chương trình công tác của Hội Nông dân TP, 3 phong trào thi đua yêu nước và 2 cuộc vận động trong nông dân; tích cực tham gia xây dựng NTM.

Trong nhiệm kỳ qua, thực hiện Chương trình của Huyện ủy Gia Lâm về phát triển kinh tế từng bước vững chắc theo hướng CNH-HĐH huyện Gia Lâm giai đoạn 2011-2015 và Chương trình “Phát triển kinh tế từng bước vững chắc gắn với xây dựng NTM huyện Gia Lâm giai đoạn 2015-2020”, Hội Nông dân huyện Gia Lâm đã tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua: Nông dân SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững được cụ thể hóa bằng phong trào “5 điểm, 10 việc", "Hội nông dân Gia Lâm tham gia phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2015”; Kế hoạch nông dân Gia Lâm tham gia phát triển vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh giai đoạn 2016-2020” và được xác định là nhiệm vụ quan trọng, là trung tâm nòng cốt, xuyên suốt trong các phong trào thi đua. Kết quả, nông dân đã tích cực tham gia phong trào thi đua SXKD giỏi. Năm 2013, có 18.524 hộ đăng ký, qua bình xét, có 11.030 hộ đạt SXKD giỏi các cấp, trong đó, có 50 hộ đạt cấp Trung ương, 361 hộ đạt cấp thành phố và 1.383 hộ đạt cấp huyện, 11.030 hộ cấp cơ sở. Năm 2017, có 20.261 hộ đăng ký, bình xét đạt 19.027 hộ, trong đó, có 119 hộ đạt cấp Trung ương, 613 hộ đạt cấp thành phố và 2206 hộ đạt cấp huyện, 19.027 hộ cấp cơ sở.

Hội Nông dân huyện cũng tổ chức nhiều dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân. Trong nhiệm kỳ, đã tổ chức 771 hội nghị tập huấn, chuyển giao các tiến bộ KHKT cho trên 77 ngàn lượt hội viên và nông dân về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn sinh học, nông nghiệp hữu cơ…; Chủ động phối hợp mua 2.527 tấn phân bón trả chậm cho cán bộ, hội viên nông dân; phối hợp cung ứng vật tư kỹ thuật, hỗ trợ chuyên môn để hạ giá thành sản phẩm cũng như quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

Công tác quản lý các nguồn vốn vay đảm bảo hiệu quả về kinh tế, xã hội và đúng quy định, không có dư nợ quá hạn. Hiện, Quỹ HTND huyện quản lý 30,39 tỷ đồng cho 2.064 hộ vay, trong đó, nguồn quỹ HTND Thành phố ủy thác là 23,05 tỷ đồng, nguồn quỹ của huyện là 5,99 tỷ đồng; nguồn quỹ HTND huy động từ các xã, thị trấn đến nay là 1,46 tỷ đồng. Hội Nông dân huyện đã phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện quản lý tốt nguồn vốn 93,383 tỷ đồng, cho 2.832 họ vay, trong đó, nguồn Giải quyết việc làm là 19,654 tỷ đồng; cho vay hộ nghèo 1,76 tỷ đồng; Nước sạch và vệ sinh môi trường 24,142 tỷ đồng; cho vay học sinh, sinh viên 113 tỷ đồng; cho vay hộ nghèo về nhà ở 64 triệu đồng; cho vay hộ cận nghèo 11,096 tỷ đồng; hộ mới thoát nghèo 36,554 tỷ đồng.

Để vận động nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể, trong nhiệm kỳ qua, với phương châm “Lấy việc không ngừng nâng cao đời sống của hội viên và nông dân làm mục tiêu hoạt động”, thông qua các việc làm cụ thể, thiết thực, vai trò tổ chức Hội các cấp đã được khẳng định, tích cực tham gia đẩy mạnh việc phát triển nông nghiệp trên địa bàn, góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ, hội viên, từ đó, góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người. Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người đạt 41,2 triệu đồng/người/năm. Đến nay, các cấp hội đã xây dựng được 20 mô hình tổ, nhóm liên kết sản xuất với tổng số 182 hộ tham gia, trong đó, có 14 mô hình trồng trọt, 6 mô hình chăn nuôi. Các mô hình sản xuất được quỹ HTND cho vay vốn như rau trái vụ Văn Đức, mô hình chăn nuôi bò thịt của Lệ Chi, mô hình nhóm liên kết sản xuất rau an toàn xã Đặng Xá… Các mô hình đã và đang giúp có thêm nguồn vốn đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, góp phần giải quyết việc làm và ổn định, nâng cao đời sống cho gia đình hội viên.

Trong phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng NTM”, đến nay, cán bộ, hội viên nông dân và nhân dân trong toàn huyện đã tham gia đóng góp 66,309 tỷ đồng, chiếm 4% tổng số vốn để xây dựng NTM; hiến đất và đóng góp ngày công lao động làm đường làng, ngõ xóm với tổng diện tích 8.682m2 và 110.305 ngày công lao động. Đến nay, toàn huyện đã có 20/20 xã được thành phố công nhận đạt chuẩn NTM, huyện có 8/9 tiêu chí đạt, 1 tiêu chí về môi trường cơ bản đạt.

Ngoài ra, Hội Nông dân huyện còn phối hợp tổ chức 69 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 2.420 học viên học các nghề phi nông nghiệp, 79 lớp học nghề nông nghiệp cho 2.742 học viên. Phối hợp tổ chức 10 lớp khuyến công đào tạo nghề dát quỳ vàng, nghề gốm sứ cho 350 hội viên ở 2 xã Kiêu Kỵ, Kim Lan.

Hội còn tổ chức và phối hợp tổ chức 95 hội nghị tham gia ý kiến và góp ý phản biện với các dự thảo văn bản có liên quan trực tiếp tới nông dân, nông nghiệp, nông thôn như: Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, đề án phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh, cơ chế hỗ trợ nông nghiệp… tích cực tham gia ý kiến đề xuất đối với các cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM thông qua các hoạt động hội thảo, tọa đàm… Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch liên tịch giữa Hội Nông dân, Ủy ban MTTQ huyện và Phòng Kinh tế về giám sát vật tư phân bón. Tham gia giám sát công tác xây dựng NTM, thực hiện quy chế dân chủ…

Với những nỗ lực, trong nhiệm kỳ qua, tcó 853 lượt tập hộ đạt cấp Trung ương, 5.000 lượt hộ đạt cấp TP, 11.199 lượt hộ đạt cấp huyện và 81.251 lượt hộ đạt cấp cơ sở; có 101 lượt tập thể và 375 lượt cá nhân được Trung ương Hội, UBND TP, Hội ND TP và UBND huyện khen thưởng; 85 đồng chí cán bộ Hội được tặng kỷ niệm chương “Vì giai cấp nông dân Việt Nam”. Hội Nông dân huyện Gia Lâm 5 năm liên tục được công nhận là đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua.


Nhật Minh


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t