Theo Quyết định, phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính Thường Tín với diện tích khoảng 13.000 ha. Ranh giới cụ thể: Phía Bắc giáp huyện Thanh Trì; phía Nam huyện Phú Xuyên; phía Tây giáp huyện Thanh Oai; phía Đông giáp sông Hồng và tỉnh Hưng Yên. Quy mô nghiên cứu khoảng 13.000 ha; quy mô dân số: Dân số đến năm 2030 khoảng 287.000 người; dân số đến năm 2040 khoảng 310.000 người; dân số đến năm 2050 khoảng 327.000 người. Thời hạn quy hoạch: Đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (có dự báo giai đoạn năm 2040).
Huyện Thường Tín là huyện ngoại thành định hướng phát triển thành quận phía Nam thành phố Hà Nội với tính chất phát triển cơ bản là công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao,... đảm bảo tương xứng với vị trí, tiềm năng ở vùng đô thị phía Nam, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển đô thị trung tâm thành phố Hà Nội, cụ thể: Phát triển các ngành công nghiệp; liên kết các đầu mối hạ tầng giao thông, hạ tầng logistic, hạ tầng thương mại, xã hội có tính chất cấp vùng, vùng đệm cho khu vực nội đô, phân phối hàng hóa, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, kết hợp với nghiên cứu, đào tạo khoa học và công nghiệp công nghệ cao và các ngành dịch vụ khác; phát huy tiềm năng, lợi thế trung tâm công nghiệp phía nam Hà Nội, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động. Phát triển du lịch danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên và các làng nghề, các khu vực nông nghiệp năng suất và chất lượng cao; kết hợp phát triển các sản phẩm tiêu thụ công nghiệp truyền thống; gắn với các giá trị văn hóa truyền thống.
Với mục tiêu tổng quát, nhằm cụ thể hóa các định hướng tại đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt (các khu chức năng chính, định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật; định hướng bảo tồn văn hoá lịch sử và thiên nhiên...), phù hợp với yêu cầu của Quy định quan lý theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Đảm bảo các định hướng của Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phù hợp, tích hợp trong đồ án Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cùng với đó, xác định mối liên hệ vùng, liên kết về không gian kinh tế - xà hội, đô thị, nông thôn huyện Thường Tín với các khu vực lân cận trong và ngoài thành phố Hà Nội. Xác định các động lực phát triển, các mô hình phát triển trên địa bàn huyện. Thực hiện những quan điểm chủ đạo trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050, phù hợp với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Xác định các động lực phát triển cho Huyện, định hướng phát triển kinh tế theo hướng cân bằng và bền vững nhằm phục vụ quá trình phát triển công nghiệp, đô thị hóa, tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế-xã hội và phục vụ dân sinh. Xác định vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất quy hoạch tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp với yêu câu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật: Đối với khu vực đô thị: Nghiên cứu rà soát các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc đã xác định tại đồ án Quy hoạch chung xây dựng huyện Thường Tín, Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Phú Xuyên, các Quy hoạch phân khu đô thị S5, GS, GS(A), sông Hồng (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở), Quy hoạch phân khu đô thị Phú Xuyên (Khu 1, Khu 2, Khu 3) đã được phê duyệt và các khu vực cụm điểm trung tâm nông thôn dự kiến phát triển đô thị trong quá trình chuyển đổi lên quận để đề xuất cho phù hợp. Chỉ tiêu phù hợp với quy định về loại đô thị, theo các giai đoạn quy hoạch.
Đối với khu vực nông thôn: áp dụng các tiêu chuẩn đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị; đảm bảo các tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực, phù hợp với Bộ tiêu chí quôc gia về xã nông thôn mới nâng cao của Quốc gia và của Hà Nội. Riêng đối với khu vực nông thôn dự kiến phát triển thành đô thị vệ tinh: các chỉ tiêu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định, Quy chuẩn, Tiêu chuân hiện hành...
Tiến độ thực hiện từ khi có đầy đủ hồ sơ và cơ sở pháp lý như: các văn bản pháp lý khác có liên quan, bản đồ đo đạc hiện trạng theo đúng quy định hiện hành. Thời gian hoàn thành không quá 12 tháng (không kể thời gian thẩm định và phê duyệt theo quy định).
Độc giả có thể theo dõi toàn văn Quyết định trên
TẠI ĐÂY.