Huyện Đan Phượng

Hà Phương 22:46 30/03/2018

HNP - Huyện Đan Phượng được biết đến là một vùng đất "địa linh nhân kiệt", một địa bàn chiến lược quan trọng trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nhân dân Đan Phượng có truyền thống đoàn kết, hiếu học, lao động cần cù sáng tạo, giàu tình yêu quê hương đất nước và ý chí kiên cường cách mạng. Mảnh đất này đã sản sinh ra nhiều người con ưu tú làm rạng danh quê hương, đất nước.

Trụ sở: Huyện ủy-HĐND-UBND huyện Đan Phượng

Thông tin chung
- Đơn vị: Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Đan Phượng
- Địa chỉ: số 105 Phố Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
- Số điện thoại: (024) 33886384;    Email: vanthu_danphuong@hanoi.gov.vn
- Diện tích: 77,35 km2.
- Dân số: trên 156.000 người.
- Huyện có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm Thị trấn Phùng và 15 xã là: Đan Phượng, Đồng Tháp, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hà, Liên Hồng, Liên Trung, Phương Đình, Song Phượng, Tân Hội, Tân Lập, Thọ An, Thọ Xuân, Thượng Mỗ, Trung Châu.
- Về địa lý, Đan Phượng là một huyện nhỏ của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Tây Bắc trung tâm thành phố Hà Nội, tại khoảng giữa của trục đường Quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây. Phía Đông giáp quận Bắc Từ Liêm, phía Bắc giáp huyện Mê Linh có dòng sông Hồng cắt ngang làm ranh giới, phía Tây giáp huyện Phúc Thọ, phía Nam giáp huyện Hoài Đức.
Lịch sử hình thành và phát triển
Đan Phượng là một vùng đất cổ, căn cứ kết quả khảo cổ học các di chỉ ở Bá Nội, xã Hồng Hà và Ngọc Kiệu, xã Tân Lập cho thấy mảnh đất Đan Phượng đã có vào giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên (đầu thời đại đồ đồng) cách ngày nay khoảng 3.500 năm đến 4.000 năm. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, tên huyện có từ thể kỷ XIII (thời vua Trần Thái Tông - 1246); đến thời thuộc Minh có tên là Đan Sơn, thuộc châu Từ Liêm, phủ Giao Châu. Sang thời Hậu Lê, Đan Phượng thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Năm 1831, vua Minh Mạng điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập các tỉnh mới. Huyện được tách ra thành huyện riêng vào năm 1832 vẫn thuộc phủ Quốc Oai. Đến năm 1888, sau khi vua Đồng Khánh cắt Hà Nội cho Pháp, huyện Đan Phựợng được nhập về phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông.
Sau cách mạng tháng Tám (1945), cấp phủ bị bãi bỏ, nên từ tháng 8/1945 đến tháng 3/1947, huyện Đan Phượng thuộc tỉnh Hà Đông.
Từ tháng 3/1947, 4 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì, Thanh Oai và thị xã Hà Đông được cắt chuyển về thành phố Hà Nội theo quyết định của Khu II (Khi sự kiện 19/12/1946 nổ ra, Mặt trận Hà Nội được sát nhập vào Khu II. Từ ngày 01/11/1948, Khu 2 đặt quyền trực thuộc của Liên khu 3, nhưng đến tháng 5/1949 thì khu Hà Nội lại được tách ra để thành lập Mặt trận Hà Nội độc lập, trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Tình trạng này được duy trì cho đến sau năm 1954, khi đấy gọi là Khu Hà Nội).
Từ ngày 12/3/1947 đến tháng 5/1948, huyện Đan Phượng được gộp vào liên quận huyện IV - Hoài Đức và Đan Phượng (theo công văn số: 038/KCT, ngày 13/3/1947, UBK - Khu XI của Bộ chỉ huy Chiến khu XI). Tháng 5/1947, Trung ương quyết định tách 3 tỉnh Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây ra khỏi Khu II, thành lập Khu XI.
Tháng 5/1948 đến tháng 10/1948, Khu XI được Trung ương quyết định giải thể Khu XI và thành lập tỉnh Lưỡng Hà (Hà Đông - Hà Nội) thuộc Liên khu III. Lúc này, liên quận huyện IV - Hoài Đức và Đan Phượng được tách ra thành huyện Liên Bắc. Đan Phượng thuộc huyện Liên Bắc, tỉnh Lưỡng Hà.
Từ tháng 10/1948 đến tháng 3/1954: Khu ủy III tách Lưỡng Hà thành 2 tỉnh: Hà Đông, Hà Nội, do đó, Đan Phượng thuộc huyện Liên Bắc tỉnh Hà Đông. Tháng 12/1952, phần lớn địa bàn Đan Phượng thuộc bắc Liên Bắc do Ban cán sự bắc Liên Bắc nắm, ranh giới là đường quốc lộ 11A (32) để việc chỉ đạo phong trào kháng chiến được sâu sát, kịp thời hơn.
Tháng 4/1954, huyện Đan Phượng được tái lập và thuộc tỉnh Sơn Tây quản lý theo quyết định của Liên khu ủy III. Tháng 8/1954, huyện Đan Phượng được Liên khu ủy III cắt chuyển trả lại cho tỉnh Hà Đông.
Ngày 20/4/1961, Quốc hội ban hành Nghị Quyết về việc mở rộng thành phố Hà Nội, theo đó 5 xã (Tân Dân, Tân Tiến, Trung Kiên, Minh Khai, Trần Phú) của huyện Đan Phượng được cắt chuyển thuộc tỉnh Hà Đông.
Ngày 21/4/1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết định 103-NQ-TVQH về việc phê chuẩn việc thành lập các tỉnh Bắc Thái, Nam Hà, Hà Tây và việc sáp nhập xã An Hòa thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (cũ) vào xã Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Theo đó, hợp nhất hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Hà Tây. Huyện Đan Phượng thuộc quyền quản lý của tỉnh Hà Tây.
Theo Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc hợp nhất một số tỉnh được ban hành ngày 27/12/1975, hợp nhất tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Tây thành một tỉnh mới, lấy tên là tỉnh Hà Sơn Bình. Khi đó, huyện Đan Phượng là một trong đơn vị hành chính thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.
Ngày 29/12/1978, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai. Theo Nghị quyết, huyện Đan Phượng được cắt chuyển về thành phố Hà Nội quản lý.
Ngày 12/8/1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chia tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh, lấy trên là tỉnh Hoà Bình và tỉnh Hà Tây. Theo đó, chuyển huyện Đan Phượng của thành phố Hà Nội về tỉnh Hà Tây.
Ngày 29/8/1994, thành lập thị trấn Phùng, gồm phần đất của các xã Đan Phượng, Đồng Tháp và Song Phượng.
Đan Phượng trải qua rất nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, khi thuộc về Hà Sơn Bình, lúc thuộc về tỉnh Hà Tây… đến ngày 01/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết 15-NQ/QH của kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 12, ngày 29/5/2008. Theo đó, huyện Đan Phượng thuộc thành phố Hà Nội quản lý và giữ ổn định cho đến ngày nay.
Văn hóa và di tích lịch sử
Đan Phượng là huyện ngoại thành ở phía Tây của thủ đô Hà Nội, được biết đến là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa; nơi đây, đã sản sinh ra nhiều loại hình văn hóa dân gian độc đáo như chèo tàu, ca trù, thả diều, góp phần làm phong phú nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Đặc biệt, Đan Phượng là nơi có hệ thống di tích lịch sử văn hóa dày đặc và đa dạng, hầu hết mỗi làng, thôn đều có sự tồn tại của những ngôi chùa, đình, quán, miếu.
Theo số liệu thống kê, năm 2014, huyện Đan Phượng có 149 di tích lịch sử văn hóa, trong đó, 37 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 37 di tích xếp hạng cấp Thành phố; một số di tích có giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu gắn với cuộc khởi nghĩa Lý Bí và thành cổ Ô Diên (thế kỷ VI) như cụm di tích đền Văn Hiến, đình Vạn Xuân, chùa Hải Giác ở Hạ Mỗ; di tích có giá trị kiến trúc nghệ thuật như đình Đại Phùng, đình Đông Khê, quán Đoài Khê ở Đan Phượng… Đây chính là niềm, tự hào, đồng thời cũng là trách nhiệm to lớn của của nhân dân và cán bộ huyện Đan Phượng trong việc giữ gìn và phát huy giá trị của các di sản đó.
Lễ hội hát Chèo tàu
Nói đến Đan Phượng, sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc tới hát Chèo tàu. Đây là một loại hình nghệ thuật truyền thống có nguồn gốc từ lâu đời và phát triển rực rỡ ở thế kỷ XVII và XVIII. Hình thức diễn xướng của hát Chèo tàu rất độc đáo, chỉ có phụ nữ tham gia biểu diễn (nếu là đàn ông phải cải trang thành nữ) vừa hát vừa biểu diễn các động tác bơi chèo trên mô hình thuyền rồng. Trước đây, hội hát Chèo tàu 30 năm mới được mở một lần để tưởng nhớ tướng công Văn Dĩ Thành, người có công đánh giặc vào thời vua Trùng Quang. Ngày nay, từ 5-7 năm, hội hát được mở một lần vào ngày 15 đến 20 tháng giêng Âm lịch tại Lăng Văn Sơn, làng Thượng Hội, xã Tân Hội.
Trong thời gian qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Đan Phượng không ngừng phát huy truyền thống quê hương anh hùng cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân;  đẩy mạnh phát triển toàn diện, bền vững, với ý chí và quyết tâm xây dựng trở thành huyện: Giàu mạnh về kinh tế, ổn định về chính trị - xã hội, phát triển văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Tin đọc nhiều

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn tiếp Đoàn công tác Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản Nhà nước Trùng Khánh

6 giờ trước

HNP - Chiều 16/7, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã tiếp Đoàn công tác Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản Nhà nước Trùng Khánh (Trung Quốc) do ông Tằng Tinh Hoa, Chủ nhiệm Ủy ban dẫn đầu, để bàn thảo các vấn đề hai bên cùng quan tâm.

Hướng tới phục vụ lợi ích của dân, cùng Nhân dân xây dựng chính quyền

6 giờ trước

HNP - Phát biểu kết luận Hội nghị đánh giá tình hình triển khai vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn Thành phố, chiều 16/7, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong đánh giá cao 126 xã, phường và các cơ quan Thành phố, từ 1/7 đến nay, đã chủ động, trách nhiệm trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Trong đó, có nhiều đơn vị sáng tạo trong sắp xếp tổ chức bộ máy, phục vụ người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh chính quyền cùng lúc phải giải quyết rất nhiều công việc khác nhau.

Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế 2025

8 giờ trước

HNP - Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch liên tịch số 185/KHLT-UBND-BNNMT ngày 12/7/2025 về việc phối hợp tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.

Hà Nội tiếp tục tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư trên địa bàn

8 giờ trước

HNP - Chiều 16/7, Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí (Phiên họp thứ 6) và Tổ công tác đặc biệt của UBND Thành phố (Phiên họp thứ 8) về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố tổ chức cuộc họp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư trên địa bàn.

5 điểm bắn pháo hoa và 284 màn hình Led phục vụ Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9

8 giờ trước

HNP - Chào mừng 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, thành phố Hà Nội sẽ lắp đặt, huy động 284 màn hình LED, hệ thống loa truyền thanh phục vụ Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành; tổ chức 5 điểm bắn pháo hoa vào tối 2/9 và phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa khác.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Xem
Huyện Thanh Oai
Huyện Thanh Oai
HNP - Thanh Oai là huyện nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố Hà Nội. Đây vốn là mảnh đất thuộc kinh thành Thăng Long xưa. Người dân nơi đây cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, quật cường anh dũng chống giặc ngoại xâm với các địa danh cả nước biết đến như “Tam Hưng anh dũng, Quế Sơn kiên cường” trong kháng chiến chống Pháp.
13:05 17/03/2018
Huyện Quốc Oai
Huyện Quốc Oai
HNP - Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20km, có hệ thống giao thông khá thuận lợi với đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, quốc lộ 21A chạy qua cùng tỉnh lộ 80, 81 tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và lĩnh vực dịch vụ - du lịch.
09:04 16/02/2018
Huyện Ba Vì
Huyện Ba Vì
HNP - Nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 60 km về phía Tây Bắc, Ba Vì được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cả bức tranh sơn thủy hữu tình, với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, được coi là "lá phổi xanh" phía Tây thủ đô Hà Nội.
15:37 12/02/2018
Thị xã Sơn Tây
Thị xã Sơn Tây
HNP - Cách trung tâm thủ đô Hà Nội gần 50km, thị xã Sơn Tây được biết đến như một khu di tích đặc biệt hấp dẫn với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng như: hồ Đồng Mô, thành cổ Sơn Tây, Làng cổ Đường Lâm, Đền Và, chùa Mía... Sơn Tây đã trở thành điểm nhấn quan trọng trong bản đồ du lịch của thủ đô Hà Nội.
16:30 07/02/2018
Huyện Thường Tín
Huyện Thường Tín
HNP - Thường Tín là huyện ngoại thành nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô hơn 20 km, là nơi hội tụ các tuyến giao thông huyết mạch (Quốc lộ 1A cũ và tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ cùng các tuyến đường tỉnh lộ 427, 429. Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua với 3 nhà ga là Thường Tín, Tía và Đỗ Xá, đường thủy nội địa có sông Hồng chảy qua với 2 cảng sông là Hồng Vân và Vạn Điểm…), đó là điều kiện thuận lợi giao thương buôn bán với các tỉnh, thành trong cả nước, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
16:15 07/02/2018
Quận Hoàn Kiếm
Quận Hoàn Kiếm
HNP - Quận Hoàn Kiếm nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô, nơi hội tụ và kết tinh những tinh hoa văn hóa, truyền thống lịch sử của Thăng Long - Hà Nội. Có diện tích nhỏ nhất Thành phố, nhưng quận Hoàn Kiếm là trung tâm chính trị - hành chính, trung tâm thương mại - dịch vụ của thành phố Hà Nội, nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của Thủ đô.
16:03 07/02/2018
Quận Cầu Giấy
Quận Cầu Giấy
HNP - Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây, là một trong cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội. Từ xa xưa, mọi người biết đến đó là một vùng quê giàu truyền thống văn hóa, hiếu học và khoa bảng, có nếp sống văn minh, thanh lịch mang đậm đà bản sắc Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Nơi đây chính là một trong “Tứ danh hương: Mỗ-La-Canh-Cót” của đất kinh kỳ Thăng Long xưa.
15:40 06/02/2018
Huyện Sóc Sơn
Huyện Sóc Sơn
HNP - Sóc Sơn là huyện ngoại thành nằm ở phía Bắc của thủ đô Hà Nội, với nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như: Quốc lộ 2; Quốc lộ 3; Quốc lộ 18, đường Bắc Thăng Long Nội Bài, Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai… Đặc biệt, Sóc Sơn có Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài và nhiều khu công nghiệp: đó là những điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của Sóc Sơn và của Hà Nội trong tương lai.
15:20 06/02/2018
Tin khác
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn tiếp Đoàn công tác Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản Nhà nước Trùng Khánh
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn tiếp Đoàn công tác Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản Nhà nước Trùng Khánh
HNP - Chiều 16/7, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã tiếp Đoàn công tác Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản Nhà nước Trùng Khánh (Trung Quốc) do ông Tằng Tinh Hoa, Chủ nhiệm Ủy ban dẫn đầu, để bàn thảo các vấn đề hai bên cùng quan tâm.
6 giờ trước
Hướng tới phục vụ lợi ích của dân, cùng Nhân dân xây dựng chính quyền
Hướng tới phục vụ lợi ích của dân, cùng Nhân dân xây dựng chính quyền
HNP - Phát biểu kết luận Hội nghị đánh giá tình hình triển khai vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn Thành phố, chiều 16/7, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong đánh giá cao 126 xã, phường và các cơ quan Thành phố, từ 1/7 đến nay, đã chủ động, trách nhiệm trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Trong đó, có nhiều đơn vị sáng tạo trong sắp xếp tổ chức bộ máy, phục vụ người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh chính quyền cùng lúc phải giải quyết rất nhiều công việc khác nhau.
6 giờ trước
Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế 2025
Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế 2025
HNP - Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch liên tịch số 185/KHLT-UBND-BNNMT ngày 12/7/2025 về việc phối hợp tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
8 giờ trước
Hà Nội tiếp tục tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư trên địa bàn
Hà Nội tiếp tục tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư trên địa bàn
HNP - Chiều 16/7, Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí (Phiên họp thứ 6) và Tổ công tác đặc biệt của UBND Thành phố (Phiên họp thứ 8) về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố tổ chức cuộc họp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư trên địa bàn.
8 giờ trước
5 điểm bắn pháo hoa và 284 màn hình Led phục vụ Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9
5 điểm bắn pháo hoa và 284 màn hình Led phục vụ Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9
HNP - Chào mừng 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, thành phố Hà Nội sẽ lắp đặt, huy động 284 màn hình LED, hệ thống loa truyền thanh phục vụ Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành; tổ chức 5 điểm bắn pháo hoa vào tối 2/9 và phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa khác.
8 giờ trước
Bộ máy chính quyền xã, phường cơ bản vận hành thông suốt, hiệu quả
Bộ máy chính quyền xã, phường cơ bản vận hành thông suốt, hiệu quả
HNP - Chiều 16/7, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong chủ trì Hội nghị đánh giá tình hình triển khai vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp trên địa bàn Thành phố. Hội nghị được tổ chức tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội và kết nối trực tuyến tới 126 xã, phường.
8 giờ trước
Phường Phú Thượng tổ chức Đại hội Đảng bộ các cơ quan Đảng lần thứ Nhất
Phường Phú Thượng tổ chức Đại hội Đảng bộ các cơ quan Đảng lần thứ Nhất
HNP - Ngày 16/7, Đảng bộ các cơ quan Đảng phường Phú Thượng tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030, để xây dựng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của nhiệm kỳ 2025-2030; thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIV của Đảng và văn kiện Đại hội Đảng bộ phường, nhiệm kỳ 2025-2030.
8 giờ trước
Kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố
Kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố
HNP - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 3786/QĐ-UBND ngày 14/7/2025 về việc kiện toàn, điều chỉnh phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội.
8 giờ trước
Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Sáng - xanh - sạch - đẹp”, phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Sáng - xanh - sạch - đẹp”, phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Công văn số 4071/UBND-NNMT ngày 14/7/2025 về việc vận động mở cửa nhà vệ sinh miễn phí phục vụ du khách, nhân dân; đẩy mạnh thực hiện phong trào “Sáng - xanh - sạch - đẹp”, phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
8 giờ trước
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
HNP - Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Kế hoạch 187/KH-UBND ngày 15/7/2025 về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
8 giờ trước