Đối thoại trực tuyến "Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc" (21:12 03/05/2024)


HNP - Ngày 3/5, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Thanh Oai tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”.

Các chuyên gia tham dự Đối thoại - giao lưu - truyền thông chính sách


Đây là hoạt động thiết thực chào mừng Tháng Công nhân năm 2024; hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024). Đồng thời, nhằm giúp cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động hiểu rõ hơn về chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động; bệnh nghề nghiệp và các chính sách liên quan.
 
Tham gia buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến là các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật lao động, chính sách An toàn vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp: Ông Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, phụ trách Trung tâm Ô xy cao áp Việt Nga; ông Nguyễn Việt Đức, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực, Hiệp Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
 
Phát biểu khai mạc Đối thoại - Giao lưu trực tuyến, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh: Sức khỏe của người lao động cũng là tài sản vô giá của mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, bởi người lao động có đủ sức khỏe mới có thể lao động, công tác tốt, từ đó giúp thúc đẩy hiệu quả công tác, nâng cao năng suất lao động.
 
Trong khi đó, sức khỏe của người lao động tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp lại phụ thuộc nhiều vào môi trường làm việc của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có được xanh, sạch đẹp, đảm bảo an toàn hay không? Nói một cách khác, sức khỏe của người lao động và vấn đề đảm bảo an toàn lao động là những điều được cả người lao động và chủ sử dụng lao động chú trọng, quan tâm.
 
Nhằm cung cấp cho cán bộ doanh nghiệp, đoàn viên Công đoàn, CNVCLĐ nói riêng và bạn đọc những kiến thức về chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn lao động, từ đó bảo vệ tốt hơn tính mạng, sức khỏe của người lao động tại nơi làm việc, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động, Ban Tổ chức đã lựa chọn chủ đề của buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến: “Sức khỏe và An toàn lao động tại nơi làm việc”.
 
Chị Đào Thị Phương, Công đoàn trường Mầm non Liên Châu nêu câu hỏi với chuyên gia
 
Liên quan đến phản ánh trong quá trình làm việc, nếu người lao động phát hiện môi trường làm việc có nguy cơ cao, không bảo đảm an toàn lao động, có quyền từ chối công việc đó không, chuyên gia Nguyễn Việt Đức cho hay: Điều 6 Luật An toàn vệ sinh lao động nêu rõ, người lao động có quyền rời khỏi nơi làm việc khi phát hiện rõ nơi đó có nguy cơ cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của mình. Tuy nhiên, khi người lao động rời khỏi nơi làm việc đó thì phải có trách nhiệm thông báo với người quản lý biết để họ khắc phục những mối nguy hại đó. Và người quản lý cũng có trách nhiệm khắc phục môi trường làm việc, bảo đảm an toàn. Khi môi trường an toàn, mới cho người lao động làm việc.
 
Về độ tuổi làm việc của người lao động, luật sư Nguyễn Văn Hà khẳng định: Bình thường người dân tham gia giao dịch dân sự khi từ đủ 18 tuổi trở lên. Còn với lĩnh vực lao động, có nhiều mảng lao động, với nhiều ngành nghề đặc thù. Có những ngành nghề, lĩnh vực lao động đặc thù thì người dưới 18 tuổi vẫn có thể xác lập các quan hệ lao động và người sử dụng lao động phải lưu ý không được giao cho họ công việc nặng nhọc, độc hại.. Khi xảy ra các quan hệ pháp luật khác, ví dụ như xảy ra tai nạn lao động, phải có người đại diện, người giám hộ...
 
Các đồng chí lãnh đạo LĐLĐ Thành phố, Sở LĐTB-XH và huyện Thanh Oai trao hỗ trợ CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn
 
Phát biểu bế mạc buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, Chủ tịch LĐLĐ huyện Thanh Oai Nguyễn Thị Hảo cho biết, một trong những chức năng của tổ chức Công đoàn là thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong đoàn viên và người lao động. Tìm hiểu pháp luật lao động không chỉ giúp người lao động có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của chính mình mà còn thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ khi tham gia quan hệ lao động và hoạt động công đoàn. Điều này có ý nghĩa quan trọng, do đó việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao kiến thức pháp luật cho người lao động, đoàn viên công đoàn và người sử dụng lao động là rất cần thiết, thông qua đó góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
 
Buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến hôm nay đã góp phần tuyên truyền phổ biến những quy định mới về pháp luật lao động, chính sách ATVSLĐ và sức khỏe cho lao động tới cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động.
 
Tại buổi đối thoại, các chuyên gia đã trả lời cho đoàn viên, người lao động hiểu rõ, hiểu kỹ những vấn đề còn băn khoăn, vướng mắc; từ đó tiếp tục tuyên truyền vận động cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động thực thi tốt chính sách pháp luật; đồng thời trang bị thông tin đầy đủ, thiết thực nhất để chăm sóc sức cho bản thân.

Thu Hằng


Latest news

Other news

  Next >>

view Search




Write your comment

Full name:(*)
Phone number:
Title:(*)
Content:(*)
Capcha:         L?y l?i m� b?o m?t