Hội Nông dân Thành phố tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2020 (19:26 30/12/2020)


HNP - Chiều 30/12, Hội Nông dân Thành phố đã khai mạc hội nghị lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2018 - 2023, tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2020; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2021.  

Toàn cảnh hội nghị


Trong năm 2020, Hội Nông dân Thành phố đã phối hợp tổ chức các hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là tạo vốn cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn nông dân xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, tổ chức tốt các hội nghị tập huấn, tọa đàm về vận động nông dân tham gia phát triển mô hinh kinh tế tập thể, tổ hợp tác, hợp tác xã; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh, tập trung; xây dựng các sản phẩm OCOP,... Kết quả, đã có 258.932 hộ đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi các cấp (bằng 63% so với tổng số hộ hội viên); cuối năm bình xét có 184.446 hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp; đã vận động nông dân trợ giúp nhau với trên 14 nghìn ngày công, cho vay không lấy lãi 2 tỷ 701 triệu đồng, trên 67 nghìn cây giống, 40 nghìn con giống (chủ yếu là gia cầm), 71 tấn lúa, ngô giống và phân bón các loại phục vụ sản xuất; vận động đóng góp ủng hộ và hỗ trợ 706 triệu đồng xây, sửa 33 ngôi nhà cho hộ hội viên nông dân nghèo, gia đình chính sách; tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng 2.126 suất quà trị giá 750 triệu đồng cho các gia đình chính sách, hộ hội viên nông dân nghèo có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý.

Các cấp Hội phối hợp tổ chức 22 lớp tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng về thông tin kinh tế thị trường, kỹ năng phát triển mô hình kinh tế tập thể cho 2.342 cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác, hội viên nông dân. Tuyên truyền, vận động hướng dẫn nông dân xây dựng được 4 Hợp tác xã, 207 Tổ hợp tác và 274 mô hình kinh tế tập thể trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản và kinh doanh dịch vụ. Một số hợp tác xã tiêu biểu như: HTX sản xuất mộc dân dụng tại xã Liên Hồng, Tân Lập, huyện Đan Phượng; chăn nuôi gà đẻ trứng sạch tại xã Việt Hùng, huyện Đông Anh; sản xuất các giống cây có múi và trồng bưởi đường Quế Dương, huyện Hoài Đức; trồng rau sạch, rau an toàn ở các huyện Phúc Thọ, Gia Lâm, Đan Phượng, Chương Mỹ... Đã chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng, thành lập và ra mắt 835 tổ Hội và 49 chi Hội nghề nghiệp với 10.481 thành viên trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh may mặc, may công nghiệp, gốm sứ, sản xuất miến dong, bánh đa, chăn nuôi, trồng cây ăn quả tại các huyện, thị xã.

Năm 2020, có 359.978 hộ đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa" (đạt 98,7% so với hộ đăng ký). Vận động 325.441 hộ hội viên nông dân ký cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hướng dẫn nông dân xây dựng 411 mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường; phát động nông dân tham gia trồng, chăm sóc cây xanh, xây dựng và gắn biển hằng trăm “Hàng cây nông dân”, “Đoạn đường nông dân kiểu mẫu”, “Đoạn đường nở hoa”, “Con đường bích họa” với tổng chiều dài 262,3km (gắn với công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025); tham gia trồng mới 15.700 cây xanh các loại hưởng ứng Tết trồng cây Xuân Canh Tý - 2020.

Trong năm, Quỹ Hỗ trợ Nông dân Thành phố tăng 59.011,2 triệu đồng (đạt 196,7% chỉ tiêu Trung ương giao), nâng tổng nguồn vốn toàn Thành phố đạt 654.430,6 triệu đồng. Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân Thành phố đã thẩm định, ra quyết định giải ngân với số tiền 257.969 triệu đồng của 694 dự án cho 12.305 hộ vay, trong đó, có 81 mô hình điểm về phát triển mô hình kinh tế tập thể, xây dựng chi, tổ Hội nghề nghiệp...

Theo Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Phạm Hải Hoa, năm 2021, Hội sẽ đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả và vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Vận động nông dân tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và bảo vệ môi trường.

Chỉ tiêu thi đua năm 2021, xây dựng 406 mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường; mỗi huyện, thị Hội đăng ký và thực hiện ít nhất 01 công trình hoặc phần việc cụ thể tham gia vào Chương trình số 04-Tr/TU của Thành ủy khóa XVII, tập trung vào xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu; mỗi huyện, thị Hội xây dựng một địa điểm kết nối, giới thiệu, tiêu thụ nông sản an toàn...

* Trước đó, chiều 29/12, Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp”. 

Trong những năm qua, thành phố đã ban hành một số cơ chế, chính sách đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nhất là công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Mặc dù đạt được những kết quả tích cực nhưng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của Hà Nội vẫn còn những hạn chế. Giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao mới chiếm khoảng 32% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn thành phố. Các mô hình sản xuất nông nghiệp cao quy mô còn nhỏ, ứng dụng công nghệ cao mới đạt từng phần, từng khâu…
 
Theo thống kê của ngành Nông nghiệp Hà Nội, hiện, Hà Nội đã thực hiện dồn điền đổi thửa được gần 7.900ha, tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng công nghệ cao. Toàn thành phố có 164 mô hình nông nghiệp công nghệ cao cho hiệu quả kinh tế lớn, trong đó có nhiều mô hình đạt 1-5 tỷ đồng/ha/năm.  
 
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích điều kiện để xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đồng thời, đề xuất một số giải pháp, cơ chế, chính sách về đất đai, nguồn vốn, việc nâng cao trình độ nghề cho nông dân, từng bước tháo gỡ khó khăn, tồn tại trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp công nghệ cao...

Thu Uyên


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t