Hội nghị chuyên đề về “Giải pháp Cải thiện, nâng cao Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI ) của thành phố Hà Nội” (15:42 25/11/2020)


HNP - Sáng 25/11, Sở Nội vụ tổ chức Hội nghị chuyên đề về “Giải pháp Cải thiện, nâng cao Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI ) của thành phố Hà Nội”. 

Quang cảnh hội nghị


Hiện nay, bên cạnh chỉ số CCHC (PARINDEX) là công cụ để theo dõi, đánh giá hoạt động CCHC của các cơ quan, đơn vị, địa phương; Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) là công cụ đánh giá sự hài lòng của người dân trong việc giải quyết TTHC; thì Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ giúp theo dõi và giám sát hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp tỉnh/thành phố.
 
Theo Giám đốc Sở Nội vụ Vũ Thu Hà, trong những năm gần đây, Thành phố Hà Nội đã và đang rất nỗ lực trong CCHC, sáng tạo về đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền các cấp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, hướng tới mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ người dân: Chỉ số PAR INDEX duy trì xếp hạng rất cao; Chỉ số SIPAS ngày càng được cải thiện; tuy nhiên, Chỉ số PAPI của Thành phố hiện đang ở mức rất thấp, đặt ra đòi hỏi cần phải tập trung các giải pháp đồng bộ để cải thiện Chỉ số PAPI, cũng chính là cải thiện sự đánh giá của người dân đối với hiệu quả hoạt động của chính quyền Thành phố. 
 
Giám đốc Sở Nội vụ Vũ Thu Hà cho biết: Ở vai trò chỉ đạo, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch Cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI hàng năm; trong đó đề ra các nhóm giải pháp theo 8 Chỉ số nội dung và 29 Nội dung thành phần của Chỉ số PAPI; giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành. Hội nghị nhằm làm rõ bản chất, ý nghĩa, tầm quan trọng và cách thức đo lường Chỉ số PAPI; trách nhiệm, nhiệm vụ, công việc cụ thể cũng như những thuận lợi, khó khăn vướng mắc, những kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện; những kiến nghị, đề xuất góp phần triển khai có hiệu quả các giải pháp Cải thiện, nâng cao Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của thành phố Hà Nội trong năm 2020 và những năm tiếp theo. 
 
Hội nghị đã được nghe các chuyên gia, các báo cáo viên cung cấp thông tin về Chỉ số PAPI, cách thức triển khai khảo sát Chỉ số PAPI; thực trạng Chỉ số PAPI trên địa bàn thành phố Hà Nội; Trách nhiệm của UBND cấp xã trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần nâng cao Chỉ số PAPI. Hội nghị đã nghe tham luận của các quận, huyện, đơn vị cơ sở và dành thời gian để trao đổi, giải đáp các ý kiến của đại biểu tham dự Hội nghị.
 
Qua các ý kiến phát biểu, hội nghị đã thống nhất một số nội dung thuộc trách nhiệm các cấp chính quyền như sau: Đối với mục tiêu là hướng tới nền hành chính phục vụ thì bằng hình thức đánh giá này hay hình thức đánh giá khác; kết quả đo lường từ Chỉ số PAPI hay kết quả đo lường từ Chỉ số khác thì sự hài lòng của người dân là thước đo mức độ hiệu quả hoạt động của chính quyền. Vì vậy, khi người dân chưa hài lòng, khi người dân còn đánh giá thấp về yếu tố nào đó thì chính quyền phải tiếp tục tìm kiếm giải pháp, cách thức và nỗ lực thực hiện để cải thiện sự đánh giá của người dân. 
 
Phần lớn các tiêu chí đánh giá của Chỉ số PAPI gắn với nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, vì vậy, cũng cần xác định trách nhiệm cụ thể nhất trong việc thực hiện, triển khai Kế hoạch của Thành phố. Tuy nhiên, đối chiếu với những nội dung Chỉ số PAPI đề cập và yêu cầu đặt ra từ Kế hoạch của UBND Thành phố, các nhiệm vụ của chính quyền cấp xã không mới, đều là những nhiệm vụ thuộc trách nhiệm thường xuyên phải làm, đang làm. 
 
Mỗi địa phương có đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, vì vậy, việc xác định nội dung cụ thể, cách thức thực hiện để cải thiện sự hài lòng của người dân, góp phần nâng cao Chỉ số PAPI của Thành phố cần phù hợp thực tế. Bên cạnh đó, rất cần thiết sự trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương, đơn vị; quá trình thực hiện cần chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp trong công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ.
 
Hội nghị cũng cho rằng việc tuyên truyền có vai trò cực kỳ quan trọng trong tác động đến nhận thức, đánh giá của người dân. Những nỗ lực của chính quyền trong quản lý điều hành kinh tế - xã hội, giữ an ninh trật tự, phòng chống tham nhũng, cải thiện môi trường.... nếu như người dân không biết đến, hoặc biết chưa đầy đủ sẽ khiến người dân thiếu thông tin hoặc tiếp thu những thông tin không chính thống... từ đó, có đánh giá chưa sát thực. Vì vậy, cần đẩy mạnh, đa dạng hóa công tác thông tin, tuyền truyền tới người dân, tận dụng các hình thức tuyên truyền sáng tạo.

Huy Kiên


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t