Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính (18:59 18/10/2019)


HNP - Sáng 18/10, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC).

Các đại biểu tham gia dự hội nghị


Theo đó, trong thời gian qua, các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố đã tăng cường công tác phổ biến, quán triệt, tập huấn nghiệp vụ, tuần tra kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Qua đó, đã góp phần nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ XLVPHC, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về XLVPHC, hạn chế những sai sót trong quá trình thực thi công vụ về XLVPHC; công tác kiểm tra việc thi hành pháp luật về XLVPHC được thực hiện tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, dễ phát sinh vi phạm. 
 
Các cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện nhiều biện pháp nghiệp vụ, tuần tra, kiểm soát để phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật hành chính, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
 
Tại hội nghị, các đại biểu cơ bản tán thành việc cần thiết phải sửa đổi Luật này. Đồng thời, tập trung phân tích, chỉ rõ những hạn chế cần sửa đổi nội dung một số điều cho bảo đảm tính liên tục, thống nhất trong quá trình xây dựng dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết từ khi nghiên cứu, tổng kết thực tiễn.
 
Một số đại biểu cho rằng quá trình triển khai thi hành Luật XLVPHC và các văn bản hướng dẫn thi hành còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc; nhất là sự mâu thuẫn, thiếu thống nhất, đồng bộ giữa Luật Xử lý VPHC với các văn bản có liên quan.
 
Như tại điều 125 Luật XLVPHC quy định về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, thủ tục hành nghề theo TTHC. Tuy nhiên, các quy định hiện hành lại không quy định các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính được quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong quá trình thi hành nhiệm vụ. Thực trạng này đã gây không ít khó khăn, đặc biệt là cơ quan thanh tra chuyên ngành trong việc đảm bảo việc chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
 
Hay tại điểm c Khoản 4 Điều 52 Luật XLVPHC quy định “nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau thì thẩm quyền xử phạt thuộc về Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm”; tuy nhiên, tại Điểm b Khoản 7 Điều 10 Thông tư số 78/2016/TT-BQP quy định “Trường hợp VPHC vừa có hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng vừa có hành vi thuộc thẩm quyền của cơ quan khác thì người có thẩm quyền xử phạt trong bộ đội biên phòng ra quyết định xử phạt đối với hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của bộ đội biên phòng, đồng thời, có văn bản chuyển giao hồ sơ, tang vật, phương tiện VPHC không thuộc thẩm quyền xử phạt của bộ đội biên phòng cho cơ quan có thẩm quyền” hai nội dung này mâu thuẫn nhau...
 
Kết luận hội nghị, ông Phạm Thanh Cao, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến góp ý của các đại biểu, thể hiện tinh thần trách nhiệm trong việc đóng góp xây dựng dự thảo luật. Các ý kiến góp ý sẽ được Sở tổng hợp chuyển đến Quốc hội xem xét tại Kỳ họp tới.

Lê Tâm


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t