Hà Nội: Nằm trong tốp đầu cả nước về số lượng, sản lượng gia súc, gia cầm (14:24 04/10/2019)


HNP - Ngày 2/10, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội có báo cáo Cục Chăn nuôi về tình hình chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, tổng đàn gia súc, gia cầm của Hà Nội hiện nay vẫn đứng ở tốp đầu cả nước về số lượng và sản lượng; tỷ trọng chăn nuôi đạt trên 55% giá trị GDP trong sản xuất nông nghiệp của Hà Nội. Qua rà soát, tổng đàn trâu, bò của thành phố là 180.300 con; đàn lợn 1.227.349 con; đàn gia cầm có 31,28 triệu con; đàn chó, mèo 493.500; đàn dê khoảng 14.749 con. Về giống gia súc: Đàn trâu đực giống nuôi phối trực tiếp trong dân là 104 con/92 hộ; trung tâm và doanh nghiệp là 12 con/2 cơ sở. Bò đực giống nuôi phối trực tiếp trong dân là 260 con/206 hộ; sản xuất tinh nhân tạo là 2 con/1 hộ; trung tâm và doanh nghiệp là 93 con/2 cơ sở. Lợn đực giống nuôi phối trực tiếp trong dân là 2.420 con/779 hộ; sản xuất tinh nhân tạo là 550 con/103 hộ; trung tâm và doanh nghiệp là 483 con/19 cơ sở. Gia cầm giống nuôi trong dân là 11.590.839 con/134.075 hộ; doanh nghiệp, xí nghiệp, trung tâm, hợp tác xã 797.968 con/290 cơ sở.

Trên địa bàn thành phố có tổng số 340 cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm (thủ công là 224 cơ sở, công nghiệp là 116 cơ sở), số cơ sở có đăng ký kinh doanh là 173 cơ sở, số cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y là 107 cơ sở; công suất đạt trên 1,1 triệu con/năm.

Hiện tại, TP Hà Nội có khoảng trên 10 triệu dân sinh sống học tập và làm việc, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm rất lớn đặc biệt là nhu cầu về thực phẩm có nguồn gốc động vật. Trung bình, mỗi ngày, thành phố Hà Nội tiêu thụ khoảng 800 đến 900 tấn thịt gia súc, gia cầm các loại, trong đó thành phố chỉ đáp ứng được trên 60%, số còn lại là từ các tỉnh, thành phố khác trong cả nước và nhập khẩu từ nước ngoài.

Sở dĩ ngành chăn nuôi của Hà Nội phát triển mạnh mẽ là do thành phố có nhiều chính sách cho phát triển chăn nuôi, như: Sản xuất giống; phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi; hỗ trợ phí giết mổ gia súc, gia cầm...). Mặt khác, trên địa bàn thành phố có nhiều cơ quan chuyên ngành, gồm các cục vụ, viện, trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp kinh doanh sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; có hệ thống thú y đến tận thôn, bản, xã phường để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn…

Từ thực tế chăn nuôi của thành phố, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đề xuất Cục Chăn nuôi tham mưu, đề xuất phương án hạn chế tiến tới xóa bỏ chăn nuôi nhỏ lẻ, quy hoạch đưa chăn nuôi tập trung ra xa khu dân cư; có cơ chế chính sách phát triển chăn nuôi gắn với phòng, chống dịch bệnh. Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) thường xuyên cung cấp thông tin, phân lập Type, Subtype vi rút để chọn vắc xin tương thích cho từng địa phương; ban hành hệ thống các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi, giết mổ, kiểm tra sản phẩm động vật nhằm đảm bảo việc triển khai thực hiện một cách đồng bộ giữa các địa phương. Các trung tâm, cơ quan chuyên môn thuộc Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, Viện Thú y, Viện Chăn nuôi thuộc Bộ NN&PTNT tăng cường phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội trong chẩn đoán, xét nghiệm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm…


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t