Hà Nội: Nhiều giải pháp nâng cao năng suất lao động (14:59 30/09/2019)


HNP - Năng suất, chất lượng lao động có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Nhiều năm qua, đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay, Thủ đô Hà Nội đã chú trọng, triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động, qua đó, chất lượng lao động có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 370 đơn vị trong hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp (trong đó công lập là 123 cơ sở, ngoài công lập là 247 cơ sở), tăng 50 đơn vị so với năm 2016. Từ năm 2016-2018, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh và đào tạo nghề cho 581.120 lượt người (trong đó, đào tạo nghề cho 61.314 lao động nông thôn), đạt 116,8% trung bình KH các năm; 8 tháng đầu năm 2019, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tuyển sinh và đào tạo 111.600/205.000 lượt người, đạt 54,4% KH năm; dự kiến đến hết năm 2019 đào tạo cho 205.000/205.000 lượt người, đạt 100% KH năm.

Với kết quả đào tạo như vậy đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo thành phố Hà Nội đạt từ 56,93% vào cuối năm 2016 lên 63,18% vào cuối năm 2018, ước đạt 67,5% vào cuối năm 2019, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo đạt 70-75%, đạt mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội Thành phố đề ra cho giai đoạn 2016-2020. Theo giá hiện hành, năng suất lao động năm 2016 đạt 159,8 triệu đồng/lao động; năm 2017 đạt 175,1 triệu đồng/lao động; năm 2018 ước đạt 190,9 triệu đồng/lao động (Theo cách tính mới tương ứng là 200,6 triệu đồng/lao động (2016); 219,1 triệu/lao động (2017); 235,8 triệu đồng/lao động (2018). Tính theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2016 tăng 8,1%, năm 2017 tăng 8,1%, năm 2018 ước đạt 6,5%; trung bình 3 năm 2016-2018 tăng 7,6%, vượt mục tiêu đề ra từ 6,5%; trung bình 3 năm 2016-2018 đạt 6,4%. Ước năm 2019-2020 năng suất lao động 5,5% năm, đạt chỉ tiêu Thành phố đề ra cho giai đoạn 2016-2020.

Theo Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Khuất Văn Thành, với vai trò là cơ quan tham mưu cho thành phố trong lĩnh vực này, Sở đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020; Kế hoạch thí điểm đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp của các trường công lập; Quyết định phê duyệt chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020; Quyết định hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định phê duyệt mức chi phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020; Quyết định phê duyệt Đề án rà soát, đánh giá tình hình hoạt động, nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2018-2025.

Đặc biệt, Sở đã tham mưu Thành phố thực hiện các nhóm giải pháp để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó, góp phần nâng cao năng suất lao động trong giai đoạn tới. Đó là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân thay đổi tư duy, tâm lý vào học đại học là con đường duy nhất để lập nghiệp. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gắn đào tạo với giải quyết việc làm, nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo nghề để tạo ta nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn các mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.

Cùng với đó, tập trung phát triển đội ngũ nhà giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo cũng như từng bước chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo các quy định mới, công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo các nghề trọng điểm của một số trường được lựa chọn đầu tư để trở thành chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế. Thành phố Hà Nội hiện tập trung 04 trường cao đẳng nghề công lập: Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, Cao đẳng nghề Công nghệ Cao Hà Nội, Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội và Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội để trở thành trường chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế vào năm 2020 với một số nghề trọng điểm: Điện tử công nghiệp; Điện công nghiệp; Cơ điện tử; Hàn; Thiết kế đồ họa; Công nghệ ô tô; Cắt gọt kim loại; Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí…; đồng thời, đề xuất Bộ Lao động – thương binh và Xã hội phê duyệt, đưa 15 trường công lập của Thành phố Hà Nội vào danh sách các trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2015. Hiện, các trường lựa chọn ngành, nghề trọng điểm đang triển khai xây dựng dự án đầu tư ngành, nghề trọng điểm đến năm 2020.

Song song với các giải pháp trên, thành phố cũng tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo; tăng cường hợp tác chuyển giao chương trình các nước tiên tiến. Hàng năm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp luôn cập nhật và điều chỉnh chương trình đào tạo theo quy định, trong đó, đảm bảo theo chuẩn đầu ra và tăng cường thời lượng thực hiện cho người học. Việc cập nhật và điều chỉnh chương trình dạy nghề được làm thường xuyên và liên tục nhằm đảm bảo đào tạo theo xu thế, nhu cầu của doanh nghiệp, của thị trường lao động; đồng thời, gắn với giải quyết việc làm cho người học. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tọa nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956/QĐ-TTg; khuyến khích doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương tích cực tham gia, trợ giúp lao động nông thôn sau học nghề được tiếp nhận và có việc làm ổn định. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích hợp tác với cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các nước phát triển và trao đổi chương trình đào tạo, trao đổi nhà giáo, chuyên gia đào tạo; chuyển giao công nghệ, phương pháp giảng dạy. Tích cực tham gia các hoạt động quốc tế về giáo dục nghề nghiệp,…


Hoàng Anh


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t