Hà Nội: Nhiều trường có những ngành, nghề, học sinh tốt nghiệp có việc làm ngay đạt trên 90% (20:34 06/06/2019)


HNP - Đó là những nỗ lực trong công tác đổi mới chương trình, nội dung phương pháp đào tạo theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học của thành phố Hà Nội sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 6/6/2014 của Ban Bí thư khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao” trên địa bàn thành phố.

Hiện nay, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức xây dựng lại chương trình đào tạo theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, của thị trường lao động cho phù hợp với công nghệ mới và quy trình sản xuất. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chủ động mời các chuyên gia, kỹ thuật viên có thâm niên công tác tại những doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo nghề như: Đóng góp, xây dựng chương trình đào tạo, giảng dạy, đánh giá người học và đưa học sinh đến thực hành, thực tập trực tiếp tại các doanh nghiệp.

Hằng năm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đều cập nhật và điều chỉnh chương trình đào tạo theo quy định, đảm bảo theo chuẩn đầu ra và tăng cường thời lượng thực hành cho người học. Việc cập nhật và điều chỉnh chương trình dạy nghề được làm thường xuyên và liên tục nhằm đảm bảo đào tạo theo xu thế, nhu cầu của doanh nghiệp, của thị trường lao động; đồng thời, gắn với giải quyết việc làm cho người học.

Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào thực hành tay nghề; tăng thời lượng thực hành nhằm phát huy tối đa kỹ năng nghề nghiệp cho người học. Các cơ sở đào tạo cũng đa dạng hóa những phương thức và chương trình đào tạo nhân lực có tay nghề cao.

Trong những năm gần đây, việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực; tích hợp kiến thức, kỹ năng; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào thực hành tay nghề đã nâng chất lượng đào tạo nghề ngày càng đáp ứng với thị trường lao động. Thế hiện rõ nhất qua tỷ lệ học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp trường nghề có việc làm ngày càng nâng cao, người sử dụng lao động không phải đào tạo lại. Theo báo cáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố, năm 2018, học sinh học nghề tốt nghiệp có việc làm đạt khoảng 70%. Nhiều trường có những ngành, nghề, học sinh ra trường có việc làm ngay đạt trên 90%.


Quốc Bảo


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t