Cụ thể hóa tiêu chuẩn xét, tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (20:31 28/02/2019)


HNP - Ngày 28/02, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 03/KH-UBND về xét, tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Theo đó, việc xem xét, đề nghị tặng danh hiệu Anh hùng Lao động được thực hiện từ cơ sở và đảm bảo các trình tự theo quy định. Các đơn vị thuộc Thành phố lập hồ sơ đề nghị khen thưởng theo quy định tại Điều 45 và Điều 56 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:

Hồ sơ đề nghị (05 bộ chính), gồm có: Tờ trình của cấp trình khen; Biên bản họp và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của cấp trình khen; Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động có xác nhận của cấp trình khen; Ý kiến bằng văn bản của cấp ủy địa phương, Đảng ủy trực thuộc đối với các các tập thể, cá nhân đề nghị xét, tặng danh hiệu Anh hùng Lao động; Ý kiến bằng văn bản của chính quyền địa phương (đối với các đơn vị có trụ sở đóng trên địa bàn và đối với cá nhân đang cư trú).

Đối với những cơ quan, tổ chức, đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, khi đề nghị cho tập thể hoặc cá nhân là thủ trưởng đơn vị, trong hồ sơ khen thưởng phải có văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền.

Hồ sơ đề nghị khen thưởng đối với doanh nghiệp phải có báo cáo về kết quả kiểm toán trong thời gian 10 năm trở lên trước khi đề nghị khen thưởng (theo báo cáo thành tích 10 năm đối với đơn vị đề nghị xét, tặng danh hiệu Anh hùng Lao động); Xác nhận việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động; xác nhận của cơ quan chức năng về đảm bảo môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh và an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh thực phẩm.

Cấp Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và đơn vị cơ sở: Thông báo mục đích, yêu cầu của kế hoạch này và đối tượng tiêu chuẩn Anh hùng Lao động đối với tập thể, cá nhân theo quy định trong toàn đơn vị; Thông báo chủ trương và dự kiến đề nghị danh hiệu Anh hùng Lao động cho tập thể, cá nhân (có danh sách cụ thể) trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, nhân dân trong phạm vi địa phương, đơn vị biết.

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng từ cấp cơ sở và cấp trình khen phải họp thảo luận và bỏ phiếu kín; tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng phải có tỷ lệ phiếu đồng ý từ 90% trở lên trên tổng số thành viên của Hội đồng, nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản; Kết quả bầu chọn được thông báo công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến góp ý của nhân dân trong địa phương.

Cấp Thành phố: Rà soát thành tích của các tập thể, cá nhân theo tiêu chuẩn danh hiệu Anh hùng Lao động đã quy định tại Luật Thi đua, Khen thưởng; Tổ chức họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố bỏ phiếu kín, giới thiệu các tập thể, cá nhân đề nghị tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng phải có tỷ lệ phiếu đồng ý từ 90% trở lên trên tổng số thành viên của Hội đồng, nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản; Thực hiện quy trình lấy ý kiến nhân dân trên các phương tiện truyền thông (Báo, Cổng thông tin điện tử Thành phố, Đài PTTH Hà Nội...) đối với các tập thể, cá nhân có trên 90% số phiếu tán thành của thành viên Hội đồng.

Tổng hợp ý kiến trình Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội xem xét, cho ý kiến; Đề nghị Bộ, ngành Trung ương cho ý kiến hiệp y (nếu có).

Trước ngày 15/7/2019: Các đơn vị trực thuộc Thành phố gửi hồ sơ đề nghị về Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố (qua Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố).

Trước ngày 15/8/2019: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố tổ chức thẩm định, xét duyệt và họp Hội đồng, bỏ phiếu kín, thông qua các trường hợp đủ điều kiện.

Trước ngày 30/01/2020: Hoàn thiện các quy trình cấp Thành phố và trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.


Minh Châu


Latest news

Other news

view Search




Write your comment

Full name:(*)
Phone number:
Title:(*)
Content:(*)
Capcha:         L?y l?i m� b?o m?t