4 năm thi hành Luật Thủ đô:


Bài 1: Thành tựu trong công tác quy hoạch, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ (13:38 11/12/2017)


HNP - Luật Thủ đô được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 21/11/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013. Đến nay, sau 4 năm thực hiện, Luật Thủ đô bước đầu đã đi vào cuộc sống, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển Thủ đô.

Đến nay, việc thực hiện Luật Thủ đô đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, về quy hoạch xây dựng, phát triển và biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch (Điều 8, Điều 9), trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND Thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện và phê duyệt 26/35 đồ án Quy hoạch phân khu, 31/33 đồ án Quy hoạch chung của các quận, huyện, thị xã. Thành phố đã hoàn thành việc xây dựng, trình Thủ tướng phê duyệt các Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật. Kết quả, toàn bộ 05/05 đồ án Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, gồm: Quy hoạch cấp nước, thoát nước, nghĩa trang và xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Tiếp tục thực hiện nghiêm quy định trong nội thành không mở diện tích sử dụng đất và quy mô giường bệnh của các bệnh viện hiện có (trừ một số dự án đã lập trước khi Luật Thủ đô được thông qua và việc cải tạo đòi hỏi cấp thiết); không xây mới khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị được triển khai thực hiện theo đồ án quy hoạch.

Về quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan và xây dựng đô thị (Điều 10); bảo tồn và phát triển văn hoá (Điều 11), Thành phố đã chỉ đạo rà soát các biệt thự, công trình kiến trúc khác được xây dựng trước năm 1954 trong danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết số 08/2008/NQ-HĐND và Nghị quỵết số 24/2013/NQ-HĐND. Ngày 04/7/2017 HĐND đã ban hành Nghị quyết số 03/NQ-HĐND điều chỉnh danh mục biệt thự kèm theo Nghị quyết 18/2008/NQ-HĐND ngày 10/12/2008 về đề án quản lý quỹ nhà biệt thự trên địa bàn thành phố Hà Nội; danh mục biệt thự cũ kèm theo Nghị quyết số 24/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 về ban hành Danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.

Thành phố tiếp tục công tác chỉnh trang, bảo tồn tuyến phố cổ, phát huy giá trị không gian đi bộ khu bảo tồn cấp 1 trong khu phố cổ (với 11 tuyến phố) kết nối với không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm đạt hiệu quả cao đáp ứng đựợc yêu cầu của nhân dân và khách du lịch. Tiếp tục thực hiện đúng tiến độ Quyết định số 4142/QĐ-UBND ngày 5/8/2014 về việc phê duyệt Đề án đầu tư, tôn tạo bảo tồn và phát huy di tích Làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây giai đoạn 2014-2020, trong đó, dự án tu bổ 50 ngôi nhà cổ, Dự án tu bổ, tôn tạo đền và lăng Ngô Quyền, đình Cam Thịnh; tu bổ điếm, giếng cổ,... Thiết kế ngôi nhà mẫu cho người dân Đường Lâm phù hợp với cảnh quan di tích...

Về phát triển giáo dục và đào tạo (Điều 12); Phát triển khoa học và công nghê (Điều 13), thành phố tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Tăng cường hội nhập quốc tế về giáo dục, nhất là với các nước có nền giáo dục tiên tiến, phù hợp với điều kiện phát triển của Thủ đô. Các cơ sở giáo dục đẩy mạnh, tích cực đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tốt tính tích cực của học sinh để phát hiện và phát triển năng lực tư duy của học sinh.

Công tác phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được các cấp chính quyền quan tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Năm 2017 tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 48,9% (1.259/2.576 trường), trong đó, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia công lập là 57,8% (1.224/2.117 trường). Việc triển khai Nghị quyết số 15/2013/NQ-HĐND về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô (Điểm b Khoản 5 Điều 12) và các Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND của UBND Thành phố ban hành quy định về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình phương pháp giảng dạy, dịch vụ giáo dục chất lượng cao áp dụng tại một số cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô; Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ban hành quy định về việc bổ sung chương trình giảng dạy nâng cao ngoài chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông để áp dụng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô bước đầu có tác động đến sự phát triển giáo dục Thủ đô.

Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, Thành phố tiếp tục triển khai Nghị quyết số 04/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 của HĐND thành phố Hà Nội về chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển khoa học và công nghệ và các nhà khoa học và công nghệ tham gia thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô. Năm 2017, Thành phố đã triển khai 71 chương trình khoa học và công nghệ, trong đó, đã nghiệm thu 18 đề tài, dự án. Sản phẩm của các công trình nghiên cứu khoa học đã góp phần thúc đẩy đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ và năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố.

Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức được Thành phố tiếp tục quan tâm, triển khai thực hiện. Năm 2017, Thành phố đã tổ chức tiếp nhận vào công chức không qua thi tuyển đối với 25 Thủ khoa xuất sắc, xét tuyển đặc cách 10 bác sỹ thủ khoa xuất sắc, tuyển dụng 06 chỉ tiêu là người tốt nghiệp loại giỏi và thạc sỹ được đào tạo bằng tiếng nước ngoài...


Thanh Tình


Latest news

Other news

view Search




Write your comment

Full name:(*)
Phone number:
Title:(*)
Content:(*)
Capcha:         L?y l?i m� b?o m?t