Hoàn Kiếm: Những hiệu quả tích cực từ thực hiện Luật Thủ đô (14:43 07/05/2020)


HNP - Với sự chỉ đạo sát sao của Quận ủy, HĐND, UBND quận, sự tích cực, chủ động của các đơn vị đã giúp cho việc triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô và các VBQPPL cụ thể hóa Luật Thủ đô trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm các cấp, các ngành và mọi người dân trên địa bàn quận trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội.

Thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô và các văn bản cụ thể hóa Luật Thủ đô từ ngày 01/7/2013 đến nay, quận Hoàn Kiếm đã tổ chức được 97 hội nghị quán triệt tập huấn với 9.617 lượt người tham dự; biên soạn 77 tin bài, phát thanh 5.647 buổi với 2.507 giờ; căng treo trên 100 khẩu hiệu, panô, áp phích, tuyên truyền về Luật Thủ đô; biên soạn, phát hành 310 bản đề cương tuyên truyền; 52.000 tờ gấp; phát hành 28.280 cuốn “Luật Thủ đô” và cuốn “Luật Thủ đô và các VBQPPL cụ thể hóa Luật Thủ đô” tới các phòng, ban, đơn vị, UBND các phường và đội ngũ cán bộ cơ sở.

Xác định công tác quy hoạch có ý nghĩa quyết định đến công tác quản lý và phát triển đô thị, trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND quận Hoàn Kiếm và các đơn vị đã chủ động phối hợp với các Sở, ngành thành phố triển khai Đề án số 22/ĐA-QU, ngày 29/11/2016, về mở rộng không gian đi bộ trong khu phố cổ và khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; Hoàn thành việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo chống xuống cấp một số di tích trên địa bàn quận như: Đình đền Nam Hương, Đình Tú thị, Đền Yên Thái, Đình đền Nghĩa Lập, Đình Hà Vĩ, Đình Bích Lưu, Miếu Thiên quan, Quán - Chùa Huyền Thiên...

Với vị trí là quận trung tâm Thủ đô, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội, do vậy, công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2019, đã GPMB được 14 hộ dân, 01 tổ chức, 77 nhân khẩu ở 04 di tích. Tu bổ, tôn tạo tổng thể, hoàn chỉnh được 06 di tích với tổng kinh phí là 108,565 tỷ đồng (trong đó ngân sách nhà nước đầu tư 103,165 tỷ đồng, xã hội hoá 5,4 tỷ đồng). Lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng 08 di tích.

Cùng với việc bảo tồn các công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa, việc khai thác, phát huy các giá trị di sản văn hóa cũng được chú trọng, các lễ hội văn hóa truyền thống được duy trì tổ chức hàng năm theo Đề án “Tổ chức các lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm”, tiêu biểu như lễ hội Đền Bạch Mã, lễ hội Đình Yên Thái, lễ hội Đình Kim Ngân, lễ hội Vua Lê đăng quang, lễ hội Trung thu Phố cổ, lễ hội truyền thống Liên khu I anh hùng; tổ chức các buổi biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân gian, giới thiệu nghề thủ công truyền thống gắn phố nghề với làng nghề tại các điểm di tích trên địa bàn quận, thu hút đông đảo khách du lịch nước ngoài và trong nước tới tham quan, tìm hiểu; tổ chức giới thiệu và quảng bá giá trị văn hóa phi vật thể gắn với các hoạt động như biểu diễn, giao lưu nghệ thuật, triển lãm tranh, ảnh, các chương trình hội thảo, hội nghị, tọa đàm nhằm phát triển du lịch, nâng giá trị và hình ảnh khu Phố cổ tới du khách trong nước và quốc tế góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận.

Đáng chú ý, tháng 5/2017, UBND quận phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Tuyến phố sách Hà Nội tại phố 19/12; Khai trương không gian bích họa phố Phùng Hưng vào dịp Tết nguyên đán Mậu Tuất 2018 tại 19 vòm cầu và trở thành không gian đi bộ thu hút hàng vạn lượt du khách và người dân đến thăm quan, chụp ảnh, trở thành điểm du lịch mới, được dư luận đánh giá cao.

Trong lĩnh vực giáo dục, hiện nay, trên địa bàn quận có 45 trường học, gồm 39 trường công lập; 06 trường tư thục và 18 nhóm, lớp mầm non tư thục, thu hút 31.929 học sinh. Ngoài ra, trên địa bàn quận còn có 01 trường Mầm non, 01 trường Tiểu học và 02 trường THPT trực thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội, tổng số 4865 học sinh. Hiện có 11/19 trường Mầm non công lập đạt chuẩn Quốc gia (tỉ lệ 57,9 %), trong đó, trường Mầm non 20 - 10 đạt chuẩn mức độ 2; có 10/13 trường Tiểu học công lập đạt chuẩn Quốc gia (tỷ lệ 76,9%), trong đó, trường TH Nguyễn Du đạt chuẩn mức độ 2; có 04/7 trường THCS công lập đạt chuẩn Quốc gia (tỷ lệ 57,1%). Trong 7 năm (2013 - 2020), số trường đạt chuẩn Quốc gia đã tăng từ 22 trường (năm 2013) lên 25 trường (năm 2020), đạt tỷ lệ 64,1%.

Từ thực tế triển khai Luật Thủ đô trên địa bàn thời gian qua, quận Hoàn Kiếm cho rằng Thành phố cần có quy định về chính sách đặc thù đối với các quận nội đô về quản lý đất đai, nhà ở vì địa bàn các quận này có mật độ dân số đông, một số nhà nhiều hộ dân, nhà ở công, tư xen kẽ. Bên cạnh đó, Thành phố chỉ đạo các sở, ngành phối hợp các quận, huyện tiến hành rà soát, xây dựng quy định cụ thể về quy trình tiếp nhận, quản lý, sử dụng khoản đóng góp bằng công trình xây dựng; quyền lợi của tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp xây dựng về bảo tồn di tích, hoạt động quảng cáo...; bổ sung quy định cho phép cấp phường, xã được tiếp nhận đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí không có khả năng kinh doanh và bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.


Hoàng Nam


Latest news

Other news

view Search




Write your comment

Full name:(*)
Phone number:
Title:(*)
Content:(*)
Capcha:         L?y l?i m� b?o m?t