Huyện Thanh Trì phát huy hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở (09:32 16/05/2019)


HNP - Hiện nay, toàn huyện Thanh Trì có 119 tổ hòa giải với 793 hòa giải viên. Các hòa giải viên đều là những người có uy tín, được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình trong thi hành công vụ, đủ sức đảm nhận vai trò làm nòng cốt trong công tác hòa giải, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở.

Ngay sau khi Luật Hòa giải có hiệu lực pháp luật, từ năm 2014 đến năm 2018, huyện Thanh Trì đã ban hành 11 kế hoạch, chỉ đạo phòng Tư pháp ban hành 9 văn bản hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở như: Thủ tục yêu cầu tòa án công nhận hòa giải ở cơ sở; Triển khai kế hoạch của UBND Thành phố Hà Nội về các cuộc thi sân khấu hóa, thi viết về hòa giải ở cơ sở...

Việc tuyên truyền Luật được thực hiện với nhiều hình thức, đa dạng và phong phú hướng về cơ sở phù hợp với các thành phần, đối tượng tham gia như: Tổ chức tuyên truyền qua hệ thống Đài phát thanh huyện, Đài truyền thanh các xã, thị trấn trên 1.289 tin bài, với thời lượng ngày 03 buổi mỗi buổi 5 phút đến 7 phút. Tổ chức thi viết về câu chuyện hòa giải, tấm gương điển hình về hòa giải viên, thi sân khấu hóa về hòa giải viên giỏi . Từ năm 2014 đến 2018, UBND huyện Thanh Trì đã tổ chức 2.112 hội nghị tuyên truyền cho 429.868 lượt người tham dự.

Huyện cũng kiện toàn Đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước, theo dõi, hướng dẫn công tác hòa giải ở cơ sở. Tại UBND huyện, đã phân công 01 đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện làm Chủ tịch Hội đồng PBGD pháp luật trực tiếp phụ trách công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong đó có công tác hòa giải ở cơ sở. Tại 16 xã, thị trấn phân công 01 đồng chí cán bộ tư pháp - hộ tịch trực tiếp chịu trách nhiệm giúp UBND cấp xã quản lý, hướng dẫn hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở; đã phối hợp với Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư trong quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng, giải quyết kịp thời các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh tại cộng đồng dân cư.

Trên địa bàn huyện có 55 tổ đạt “tổ hòa giải 5 tốt”. Thực tiễn triển khai mô hình này cho thấy, công tác hòa giải ở cơ sở đã được duy trì và đạt được những kết quả nhất định, tạo nên phong trào thi đua giữa các xã, thị trấn và là động lực cho hòa giải viên tích cực thực hiện công tác hòa giải tại cơ sở.

Để thực hiện có hiệu quả Luật hòa giải ở cơ sở, trong thời gian tới, huyện Thanh Trì sẽ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự quản lý, điều hành của chính quyền, sự phối hợp thực hiện của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đối với công tác hòa giải ở cơ sở; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan Tư pháp trong công tác hòa giải ở cơ sở.

Ngoài ra, phát huy vai trò của hương ước, quy ước đối với công tác hòa giải ở cơ sở phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo khả thi; chú trọng khen thưởng, nhân rộng điển hình đối với công tác hòa giải ở cơ sở.


Lam Sơn


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t