Triển khai công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn quận Đống Đa (20:04 07/04/2019)


HNP - UBND quận Đống Đa vừa ban hành Kế hoạch số 111/KH-UBND về việc triển khai công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn quận năm 2019.

Theo đó, quận tiếp tục nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của nhân dân và gia đình người nghiện trong việc vận động người nghiện ma túy đi cai nghiện, giúp đỡ người sau cai nghiện phòng, chống tái nghiện. 
 
Tiếp tục duy trì nâng cao chất lượng hoạt động mô hình Câu lạc bộ B93 ở phường. Tích cực phát huy vai trò của lực lượng Tình nguyện viên trong công tác tuyên truyền toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, mại dâm và HIV/AIDS. Phấn đấu tổ chức cai nghiện cho 80% người nghiện, người sử dụng ma túy có trong danh sách quản lý với các biện pháp, hình thức phù hợp; khuyến khích các cơ sở cai nghiện ngoài công lập điều trị cai nghiện tự nguyện.
 
Phấn đấu cai nghiện ma túy bắt buộc cho 58 người; cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng cho 30 người; cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy 200 người. 100% người nghiện ma túy áp dụng biện pháp giáo dục tại phường được điều trị, cai nghiện bằng các hình thức phù hợp như cai nghiện tự nguyện tại gia đình, tại cộng đồng hoặc tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone. 100% người hoàn thành thời gian cai nghiện ma túy được quản lý sau cai với các hình thức quản lý, tư vấn, giám sát phù hợp. Duy trì hoạt động 02 Câu lạc bộ quản lý sau cai (B93), đảm bảo nội dung thành phần, thời gian sinh hoạt theo quy định. Tiếp tục đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về tư vấn, cai nghiện ma túy cho 90% tổng số cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy các cấp và lực lượng Tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện phường; phấn đấu đạt chỉ tiêu 100% vào năm 2020.
 
Để đạt mục tiêu đề ra, quận sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy; nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trách nhiệm của gia đình và bản thân người nghiện trong việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của nhà nước về công tác cai nghiện phục hồi. Thực hiện xã hội hóa công tác cai nghiện; phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống ma túy; vận động người nghiện ma túy tham gia các biện pháp, hình thức cai nghiện phù hợp; huy động sự tham gia, đóng góp của người dân, gia đình, cộng đồng cho công tác cai nghiện và quản lý sau cai; lồng ghép công tác cai nghiện với các chương trình kinh tế - xã hội khác như xóa đói, giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm...

Trường Giang


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t