Huyện Đan Phượng: Kiên quyết xử lý sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi (20:27 26/04/2018)


HNP - Đây là yêu cầu đặt ra trong Kế hoạch số 85/KH-UBND của UBND huyện Đan Phượng, ban hành ngày 24/4, về hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018.

Theo đó, đi đôi với giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm; tổ chức sản xuất kết nối với tiêu thụ nông sản an toàn; tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm thủy sản các cấp..., huyện Đan Phượng tiếp tục đẩy mạnh thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm.
 
Tuyên truyền về tác hại đối với sức khỏe người tiêu dùng và thiệt hại kinh tế đối với nhà sản xuất, kinh doanh khi sử dụng chất cấm hoặc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, kháng sinh; hướng dẫn các cơ sở sản xuất áp dụng thực hành sản xuất tốt (GAP), đặc biệt không sử dụng chất cấm, chất bảo quản, phụ gia, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y ngoài danh mục; tuân thủ 4 đúng về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; phổ biến người tiêu dùng hiểu biết và ủng hộ sản phẩm an toàn có xác nhận... Huyện Đan Phượng cũng cập nhật công khai kết quả phân loại A, B, C các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản; thông tin về các chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn...
 
Đáng chú ý, huyện Đan Phượng kiên quyết ngăn chặn, xử lý dứt điểm việc lưu thông, buôn bán, sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng, bảo quản, chế biến nông sản; việc lưu thông, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất xử lý cải tạo môi trường, chất bảo quản, phụ gia ngoài danh mục, kém chất lượng, không an toàn trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; chấn chỉnh việc giết mổ, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ thịt giảm thiểu ô nhiễm vi sinh vật có hại.
 
Huyện Đan Phượng phấn đấu, đến cuối năm 2018, tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản trong rau, quả, tồn dư hóa chất, kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia trong các loại sản phẩm thịt, thủy sản nuôi và ô nhiễm vi sinh trong thịt giảm 10% so với năm 2017; 100% các vụ việc không đảm bảo an toàn thực phẩm được điều tra, xử lý kịp thời. Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản được kiểm tra đạt yêu cầu xếp loại A, B tăng 10% so với năm 2017. Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản xếp loại C (không đạt điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm) được nâng hạng A, B tăng 10% so với năm 2017...

Thanh Bình


Latest news

Other news

view Search




Write your comment

Full name:(*)
Phone number:
Title:(*)
Content:(*)
Capcha:         L?y l?i m� b?o m?t