Sạt lở đất nguy hiểm tại hạ lưu sông Đà, huyện Ba Vì (10:07 13/07/2017)


HNP - Tình trạng sạt lở đất tại hạ lưu sông Đà trên địa bàn huyện Ba Vì diễn biến khá nghiêm trọng, tiểm ẩn nguy cơ đe dọa, tính mạng, tài sản của người địa phương. Đáng ngại, hiện nay đang trong mùa mưa bão, sự cố công trình đê điều ở đây rất có thể xảy ra.

Qua khảo sát tại xã Sơn Đà, địa điểm sạt lở đất ở hạ lưu sông Đà thuộc địa bàn huyện Ba Vì. Toàn xã có hơn có 9.850 nhân khẩu, trong đó, số hộ dân ở ven sát bờ sông Đà 47 hộ với 213 khẩu, chiều dài dọc theo sông gần 4,5km từ Km 2+400 đến Km6+350. Tại đây đã từng xảy ra vỡ đê năm 1945 và năm 1971. Để bảo vệ công trình đê điều, năm 2012, địa phương đã được nhà nước đầu tư xây dựng chân kè khẩn cấp bằng đá hộc với chiều dài 650m, đến năm 2016 thì triển khai kè mái và hoàn thành trong tháng 6/2017. Còn lại 7km chưa được kè, trong đó, có 750m đang sạt lở nghiệm trọng.

Đáng ngại, những năm gần đây, do biến động của tình hình thời tiết, diễn biến của dòng chảy bất thường, mực nước lên xuống thất thường do mưa lũ và hồ Hòa Bình xả nước. Tại vị trí K2+800 đến K3+500 dài 750m, rộng từ 7-10m, từ năm 2013 đến nay, đất bị sạt xuống sông từ 70 - 100m theo từng đoạn, chiều sâu từ mặt đất xuống mép nước 10m. Riêng năm 2017 chiều rộng sạt lở gần 40m. Vị trí sạt lở là đất bãi sản xuất nông nghiệp. Năm 2013 đã thực hiện dồn điền đổi thửa cho các hộ gia đình ổn định sản xuất. Do dòng chảy sông Đà chảy tập chung về phía hạ lưu ven đất sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình, vị trí trên lại chưa được kè taly chân nên nguy sạt lở mạnh rất cao do xuất hiện nhiều các hố hầm ếch, các vết nứt đoạn to, kéo dài, địa chất đất kém, kết cấu đất là đất cát pha sét. Phía thượng lưu bờ sông huyện Thanh Thủy của tỉnh Phú Thọ có xây dựng những cánh hàn nắn chỉnh dòng chảy từ năm 2008 đã làm thay đổi dòng chảy về phía hạ lưu gây nên dòng chảy cục bộ dẫn đến sạt lở nghiêm trọng cho địa bàn xã Sơn Đà.

Trước tình hình mùa mưa lũ đang đến gần, tình trạng sạt lở vẫn đang diễn ra rất mạnh, gây lo lắng trong nhân dân, diện tích đất sản xuất nông nghiệp mất ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Ông Nguyễn Quang Thắng, Chủ tịch UBND xã Sơn Đà cho biết, về phía địa phương luôn theo dõi, kiểm tra hiện trạng để kịp thời nắm bắt tình hình báo cáo các cơ quan chức năng có thẩm quyền biết để có hướng chỉ đạo. Nhưng về lâu dài, UBND xã Sơn Đà mong UBND TP Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Ba Vì, có kế hoạch chỉ đạo phòng chống để hạn chế việc sạt lở, quan tâm chỉ đạo nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất do sạt lở gây ra ảnh hưởng đến đất sản xuất của người dân.


Thanh Bình


Latest news

Other news

view Search




Write your comment

Full name:(*)
Phone number:
Title:(*)
Content:(*)
Capcha:         L?y l?i m� b?o m?t