Thanh Trì xây dựng nông thôn mới gắn với công tác bảo vệ môi trường (10:34 10/02/2017)


HNP -  Trong thời gian qua, việc xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Thanh Trì đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức về bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, UBND các xã, thị trấn và nhân dân đã được nâng lên đáng kể. Mức độ gia tăng ô nhiễm và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế. Những kết quả đó đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Thanh Trì ra quân dọn vệ sinh sông Tô Lịch


Môi trường là một trong những tiêu chí trong xây dựng nông thôn. Để duy trì và hoàn thành tốt tiêu chí này, trong thời gian vừa qua, huyện Thanh Trì đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, với nhiều hình thức như: tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh ở xã, thị trấn, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính về môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn huyện. Các mô hình bảo vệ môi trường của các tổ chức, ban ngành đoàn thể đã được triển khai sâu rộng. Điển hình như mô hình “Trồng và chăm sóc cây xanh trên các trục đường giao thông nông thôn” của Đoàn thanh niên, Khu dân cư tự quản Bảo vệ môi trường của Hội Cựu chiến binh, Đoạn đường phụ nữ tự quản xanh, sạch, đẹp của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp... Ngoài các mô hình điểm nói trên, các ngành, đoàn thể đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức nhân dân thông qua các buổi tập huấn, hội thảo. Trong đó, Phòng Tài nguyên môi trường huyện đã tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về khai thác, sử dụng các nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn, về biến đổi khí hậu; Luật bảo vệ môi trường, giới thiệu một số tiến bộ kỹ thuật mới trong xử lý môi trường nông thôn nói chung và chăn nuôi.
 
Đặc biệt, trong năm vừa qua, huyện Thanh Trì đã thực hiện tốt “Năm trật tự văn minh đô thị” gắn với xây dựng nông thôn “Sáng-Xanh-Sạch-Đẹp” được triển khai sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân, công tác tổng vệ sinh môi trường vào chiều thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần được duy trì thường xuyên có nề nếp, được đông đảo tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng. Đường làng ngõ, xóm phong quang sạch đẹp, hệ thống cây xanh được cắt tỉa phù hợp, tạo được môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp. Trong năm, toàn huyện đã cải tạo được hơn 78.000m2 lòng đường vỉa hè, vận chuyển hàng nghìn mét khối rác thải, phế thải, đất đá, cắt tỉa trên 1000 cây xanh tại các trục đường; nhân dân tích cực hưởng ứng, đóng góp tiền, cây xanh và ngày công, trồng được trên 1000 cây sấu, gần 4,5 tấn hoa mười giờ và 7.500 khóm hoa tóc tiên, trị giá trên 183 triệu đồng, đổ 1.471m2 bê tông đường giao thông, trị giá trên 400 triệu đồng, kè 7 ao với diện tích 5 ha trong các thôn, trồng sen, hoa súng tạo môi trường cảnh quan trong lành, bộ mặt nông thôn thực sự đổi mới.
 
Tổ chức tết trồng cây tại các trục đường chính của huyện
 
Nét nổi bật, huyện Thanh Trì đã triển khai thực hiện mô hình cải tạo, làm sạch sông Tô Lịch gắn với thực hiện năm trật tự văn minh đô thị trên địa bàn huyện Thanh Trì, theo đó, tuyến sông Tô Lịch chảy qua địa bàn huyện dài 8km, từ nhiều năm nay chưa được cải tạo, nạo vét nên bờ sông bị sạt lở, lòng sông bị bồi lắng bùn đất, rác thải... gây ô nhiễm môi trường, làm mất cảnh quan, gây bức xúc trong nhân dân, chính vì vậy, huyện Thanh Trì đã triển khai quyết liệt, bài bản phù hợp với nguồn lực thực tế của địa phương, áp dụng hiệu quả nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm, tạo được sự đồng thuận, tự giác trong quần chúng nhân dân. Kết quả, huyện đã tuyên truyền vận động được 57/57 hộ dân nằm trên bờ sông Tô Lịch tự nguyện tháo dỡ các công trình xây dựng, trong đó, có 3 nhà kiến cố xây 3 tầng, bàn giao mặt bằng với tổng diện tích trên 2000m2, đặc biệt, có 5 hộ đã tự nguyện hiến 80m2 để làm đường ven sông. Đã vận chuyển được gần 200 tấn, 2000m3 rác thải về nơi xử lý. Hoàn thành chỉnh trang, nạo vét, khởi thông dòng chảy tuyến sông Tô Lịch với chiều dài 4km, lòng sông đã không còn những bè mảng rác, dòng chảy đã được khơi thông, mùi hôi của nước đã được giảm rõ rệt; các cuộc tổng dọn vệ sinh môi trường đã thu hút được trên 800 lượt người, trong đó nòng cốt là MTTQ, các đoàn thể nhân dân đã đóng góp nhiều ngày công lao động, tham gia tổng vệ sinh môi trường điển hình là nhân dân các xã Liên Ninh, Ngũ Hiệp, Vĩnh Quỳnh và thị trấn Văn Điển....
 
Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ở các xã có làng nghề vẫn còn cao; Các thôn, cụm dân cư, tổ dân phố chưa làm tốt việc thu gom xử lý nước thải sinh hoạt, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, đốt rơm rạ sau thu hoạch còn diễn ra ở nhiều nơi; công tác kiểm soát an toàn thực phẩm tại các chợ, cơ sở giết mổ gia súc gia cầm còn nhiều bất cập. Trong sản xuất nông nghiệp còn tình trạng lạm dụng, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng cây trồng vật nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của nhân dân...
 
Trong thời gian tới, huyện sẽ tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh, cộng đồng dân cư, các đoàn thể, tổ chức xã hội nhằm nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường. Chú trọng đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn, nhất là cán bộ thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát về môi trường. Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường. Áp dụng chế tài cụ thể, xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. Khuyến khích nhân dân ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sạch về bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp và xử lý chất thải.

Trường Giang


Latest news

Other news

view Search




Write your comment

Full name:(*)
Phone number:
Title:(*)
Content:(*)
Capcha:         L?y l?i m� b?o m?t