slogan

Cơ cấu lại nuôi trồng thủy sản: Phát huy tối đa hiệu quả (14:28 09/04/2021)


HNP - Theo chỉ tiêu mà Thành ủy, UBND thành phố giao, tăng trưởng ngành Nông nghiệp Hà Nội năm 2021, từ 4,2% trở lên. Để có thể hoàn thành chỉ tiêu này, Sở NN&PTNT đang tập trung cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với chuyển đổi tăng trưởng theo chiều sâu, trong đó, phát huy tối đa hiệu quả lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Toàn thành phố phấn đấu mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 24.000ha với sản lượng 120.000 tấn.

Nuôi trồng thủy sản tập trung đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân


Vẫn còn nhiều dư địa…
 
Những năm qua, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tập trung cơ cấu lại lĩnh vực thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và tạo được sự chuyển biến rõ nét. Huyện Ứng Hòa là ví dụ. Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Phạm Anh Tuấn cho hay, thời gian qua, huyện tích cực chuyển đổi diện tích ruộng trũng, gieo cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Đến nay, toàn huyện có 32 trang trại nuôi trồng thủy sản tại các xã Đồng Tân, Trung Tú, Phương Tú, Trầm Lộng, Hòa Lâm, Đại Cường…, 3 cơ sở sản xuất giống ở xã Phương Tú và 4 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung với diện tích khoảng 2.777ha. Qua đó, nâng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện lên gần 4.000ha với sản lượng 36.100 tấn/năm. Theo tính toán, giá trị thu nhập bình quân từ nuôi trồng thủy sản ước đạt 400 triệu đồng/ha/năm, cao hơn rất nhiều so với gieo cấy lúa.
 
Huyện Ba Vì cũng là địa phương đạt được những kết quả nổi bật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng cho biết, toàn huyện có khoảng 1.900ha ao, hồ mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó, tập trung tại các xã: Cổ Đô, Vạn Thắng, Đồng Thái, Phú Châu, thị trấn Tây Đằng và các xã ven sông Tích… Hầu hết các địa phương đã đổi mới, đa dạng các hình thức và đối tượng nuôi trồng nhằm gia tăng sản lượng, hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích nuôi trồng thủy sản. “Sở NN&PTNT Hà Nội và huyện Ba Vì đã tích cực hỗ trợ giúp đỡ bà con trên địa bàn huyện tiếp cận giống tốt, nắm được quy trình, kỹ thuật chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh thủy sản. Chính vì vậy, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng sản xuất nông nghiệp của huyện Ba Vì”, ông Đỗ Mạnh Hưng cho biết.
 
Theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội Tạ Văn Sơn, thực hiện chủ trương của thành phố Hà Nội, từ năm 2008 đến nay, các huyện, thị xã đã chuyển đổi được trên 10.000ha ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản với các mô hình “lúa - cá” hoặc “chuyên cá”; đã xác định các vùng chuyên canh tập trung với 9.167ha tại 13 huyện, thị xã. Hiện nay, toàn thành phố có trên 9.000ha sử dụng chế phẩm sinh học, máy quạt nước trong nuôi trồng thủy sản; có trên 60 bể nuôi cá theo mô hình “sông trong ao”; 18 cơ sở áp dụng nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP…
 
Các chuyên gia hàng đầu ngành Thủy sản cho rằng, Hà Nội vẫn còn nhiều dư địa để phát triển nuôi trồng thủy sản. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho biết, thành phố Hà Nội có tiềm năng phát triển nuôi trồng rất lớn, bởi có tổng diện tích 30.840ha mặt nước, trong đó ao, hồ nhỏ là 6.706ha, hồ chứa mặt nước lớn 4.327ha, ruộng trũng 19.807ha. “Ngoài ra, còn một số con sông có khả năng phát triển nuôi cá lồng, bè như: Sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy và các hồ chứa mặt nước lớn: Hồ Đồng Mô, hồ Suối Hai, hồ Đồng Sương; hiện có 600 lồng bè đang nuôi trồng thủy sản trên các sông, hồ của thành phố. Đáng chú ý, trên địa bàn thành phố đã hình thành 82 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn tại 82 xã thuộc 11 huyện, thị xã. Đây là những điều kiện thuận lợi để Hà Nội thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới”, ông Nguyễn Huy Đăng cho biết thêm.
 
… sẽ tổ chức lại sản xuất
 
Ông Tạ Văn Sơn cho biết, năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản của thành phố là 23.400ha, chiếm 75,8% diện tích tiềm năng và tăng 10,6% so với năm 2015; sản lượng đạt 116.500 tấn, tăng 3,5% so với năm 2019 và tăng 34,2% so với năm 2015. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đã đáp ứng khoảng 50% nhu cầu sử dụng thực phẩm của người dân Thủ đô. Trên địa bàn thành phố còn có 28 cơ sở sản xuất giống thủy sản; sản lượng giống các cơ sở sản xuất đạt 1.300 triệu cá bột, 800 triệu cá giống các loại, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nuôi trên địa bàn thành phố và cung cấp cho các địa phương lân cận. Để phát huy tiềm năng, lợi thế trong nuôi trồng thủy sản và đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng của ngành Nông nghiệp năm 2021 là 4,2% trở lên, thời gian tới, Chi cục Thủy sản Hà Nội triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trọng tâm là tổ chức lại sản xuất để phát huy tối đa hiệu quả.
 
Theo hướng này, thành phố sẽ mở rộng diện tích nuôi trồng đạt 24.000ha với sản lượng thủy sản 120.000 tấn. Để thực hiện được các mục tiêu này, đi đôi với rà soát, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản ở các diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả chuyển sang mô hình kết hợp “cá - lúa” hoặc “chuyên cá”, Sở NN&PTNT sẽ tham mưu thành phố bố trí ngân sách kết hợp với nguồn lực của các huyện, thị xã đầu tư cải tạo giao thông, nạo vét kênh mương cấp, thoát nước cho các vùng nuôi trồng thủy sản tại các huyện Ba Vì, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Phú Xuyên…; hỗ trợ xây dựng chợ thủy sản đầu mối tại huyện Ba Vì và Ứng Hòa; xây dựng chuỗi khép kín, chuỗi liên kết trong sản xuất - kinh doanh thủy sản; hỗ trợ các hợp tác xã tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…
 
“Chúng tôi cũng sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ con giống chất lượng tốt cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; triển khai có hiệu quả công tác giám sát, cảnh báo môi trường nước, phòng, chống dịch bệnh cho các vùng nuôi trồng tập trung; quản lý tốt thức ăn, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản; liên kết vùng giữa các tỉnh, thành phố trong việc tiêu thụ sản phẩm…, qua đó phát huy tối đa lợi thế của ngành nuôi trồng thủy sản của Thủ đô”, ông Nguyễn Huy Đăng nhấn mạnh.

Minh Huệ


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t
Chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

HNP - Năm 2024, Hà Nội tiếp tục chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kịp thời, hiệu quả nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai và các sự cố, tai nạn xảy ra, bảo đảm đời sống, sản xuất của Nhân dân, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững với phương châm Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.


Khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2020-2023

HNP - Sáng 8/5, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Thị Thanh Mai, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố làm Trưởng đoàn cùng các thành viên trong đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2020-2023 trên địa bàn Thành phố tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội.


Xử lý triệt để sự cố phát sinh tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn

HNP – Văn phòng UBND Thành phố ban hành văn bản số 5490/VP-TNMT ngày 9/5/2024 thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông về việc khắc phục sự cố môi trường tại Khu LHXLCT Nam Sơn và công tác đảm bảo an ninh, an toàn tại các Khu xử lý chất thải tập trung của Thành phố.


Số: 2488/QĐ-UBND

Về việc khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong trong đợt cao điểm triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thuộc diện được hưởng chính sách an sinh xã hội thực hiện đăng ký tài khoản để thực hiện chi trả không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Hà Nội