Hội phụ nữ quận Long Biên thực hiện tốt công tác phòng, chống bạo lực gia đình (09:20 08/10/2018)


HNP - Qua 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống bạo gia đình, các cấp Hội Phụ nữ quận Long Biên đã năng động, sáng tạo trong việc tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ, tham gia giám sát về Luật phòng, chống bạo lực gia đình, các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ. Các vụ việc về bạo lực gia đình được quan tâm, hỗ trợ, tư vấn kịp thời.

Trong 10 năm qua, Hội LHPN quận và các cơ sở tổ chức quán triệt, tuyên truyền về luật phòng, chống bạo lực gia đình tới 450 cán bộ BCH Hội LHPN Quận, cơ sở. Các cấp hội phụ nữ đã tổ chức được 346 buổi tuyên truyền, tập huấn, tọa đàm, hội thảo về thực hiện Luật phòng chống bạo lực gia đình và một số luật liên quan đến phụ nữ, các hoạt động về phòng chống bạo lực gia đình thu hút 58.5544 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia. Đồng thời, đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục truyền thông và phòng, chống bạo lực gia đình. Hội phụ nữ đã đưa nội dung về phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình, nội dung sinh hoạt hội viên, phát hành các tờ rơi, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, hỏi đáp về phòng, chống bạo lực gia đình tới các cơ sở Hội và hội viên phụ nữ. 
 
Ngoài ra, Ban Thường vụ Hội LHPN Quận chỉ đạo Hội LHPN 14/14 phường xây dựng và duy trì 41 địa chỉ tin cậy phòng chống bạo lực gia đình tại cộng đồng. Hàng năm, các địa chỉ tin cậy phòng chống bạo lực gia đình tư vấn cho 7-10 phụ nữ về bạo lực gia đình, không có trường hợp nào tạm lánh tại các địa chỉ. Thành lập được 02 Câu lạc bộ Phụ nữ với pháp luật tại Hội LHPN phường Thạch Bàn và phường Bồ Đề, thường xuyên tổ chức sinh định kỳ quý/lần; phối hợp với phòng Tư pháp quận tiến hành tư vấn, trợ giúp pháp lý cho 100% phụ nữ có nhu cầu, hàng năm trợ giúp pháp lý cho 150-250 hội viên phụ nữ về các nội dung liên quan đến hôn nhân gia đình…

Trong giai đoạn 2012-2016, Hội LHPN Quận phối hợp UBND Quận thực hiện Dự án 20 “Chương trình quyền phụ nữ: Phòng chống bạo lực trên cơ sở giới và thúc đẩy phụ nữ tham chính” do Cơ quan Viện trợ Ailen và tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam tài trợ. Dự án được thực hiện tại 2 phường Phúc Lợi và Giang Biên, tại các phường đã thành lập các nhóm cộng đồng phụ nữ tự quản với sự tham gia của các thành viên là những người tâm huyết, nhiệt tình với các hoạt động xã hội. Các nhóm cộng đồng đã tổ chức tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình được 13 buổi với 1430 lượt người tham dự; tư vấn tâm lý cho những nạn nhân bị bị bạo lực gia đình được 04 buổi cho 21 lượt phụ nữ bị bạo lực gia đình; tuyên truyền kiến thức về phòng, chống bạo lực gia đình. 

Cùng với công tác tuyên truyền, Hội LHPN quận đẩy mạnh các hoạt động cho phụ nữ vay vốn, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. Các cấp Hội đã chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội giúp đỡ, tạo điều kiện cho hội viên phụ nữ vay vốn với số vốn từ 40 tới 70 tỷ đồng/năm cho từ 1.200 đến 2.500 hộ vay; đồng thời tích cực vận động hội viên phụ nữ tham gia các hoạt động tiết kiệm như tiết kiệm tại chi hội… đã tạo thêm các nguồn vốn trên 5 tỷ đồng giúp đỡ cho trên 1.000 phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững. 10 năm qua, Hội LHPN cơ sở giúp đỡ 923 hộ nghèo và hộ cận nghèo thoát nghèo bền vững, các cấp hội đã tổ chức dạy nghề và giới thiệu việc làm cho 10.695 hội viên và con em hội viên phụ nữ, đặc biệt quan tâm giới thiệu việc làm và cho vay vốn đối những trường hợp phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, bị bạo lực gia đình.

Song song với đó, Hội cũng duy trì, củng cố hoạt động của 14 câu lạc bộ “Phòng, chống bạo lực gia đình” và 25 câu lạc bộ “Gia đình văn minh-hạnh phúc” đã góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; nội dung sinh hoạt của các câu lạc bộ được xây dựng gắn với các vấn đề có liên quan đến đời sống gia đình và xã hội, đặc biệt là hoạt động hòa giải các bất hòa trong hôn nhân gia đình.

Ngoài ra, Ban Thường vụ Hội LHPN Quận còn lồng ghép, triển khai thực hiện phong trào phòng chống ma túy từ gia đình, giúp đỡ quản lý chồng con người nghiện sau cai, hành năm giúp đỡ từ 40 - 50 người; triển khai thực hiện mô hình gia đình “5 không, 3 sạch” với các nội dung: không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, không sinh con thứ 3 trở lên, không có trẻ suy dinh dưỡng, không có trẻ bỏ học; sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ… với tỷ lệ 100% gia đình hội viên phụ nữ đăng ký thực hiện.

Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, các cấp Hội đã chú trọng, lựa chọn vấn đề ưu tiên để giám sát; tăng cường tập huấn, tuyên truyền quyền và nghĩa vụ của phụ nữ, kỹ năng giám sát, phản biện xã hội. Trong 10 năm qua, các cấp Hội đã tập trung giám sát việc thi hành Luật phòng chống Bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình, việc thực hiện cấp thẻ BHYT cho phụ nữ thuộc hộ nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi, việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với phụ nữ bị tàn tật, không có khả năng lao động, chính sách an sinh xã hội đặc thù của quận Long Biên, giám sát việc thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chính phủ “Quy định trách nhiệm của bộ, ngành, UBND các cấp bảo đảm cho các cấp Hội LHPN Việt Nam tham gia quản lý nhà nước”… Qua giám sát, đã phát hiện đề xuất kiến nghị cơ quan chức năng xem xét, giải quyết những vấn đề còn hạn chế, mới nảy sinh trong quá trình thực thi chính sách pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ.

Trong thời gian tới, quận Long Biên sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật phòng, chống bạo lực gia đình đến các tầng lớp phụ nữ và nhân dân trên địa bàn các phường. Đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả giám sát thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình, chính sách liên quan đến phụ nữ. Khuyến khích, độngviên các nạn nhân mạnh dạn phối hợp với các ngành liên quan để tự bảo vệ cho mình, qua đó, góp phần nâng cao thức chấp hành pháp luật nói chung và các chính sách, pháp luật liên quan công tác gia đình của một bộ phận hội viên phụ nữ và nhân dân.

Nhật Minh


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t