Trong 5 năm diệt trên 19 triệu con chuột bảo vệ mùa màng (09:32 07/07/2020)


HNP - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội vừa rà soát kết quả công tác diệt chuột bảo vệ mùa màng trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016-2020.

Theo ông Nguyễn Mạnh Phương, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, trong giai đoạn 2016-2020, ngân sách thành phố hỗ trợ thuốc diệt chuột cấp cho các địa phương thực hiện 2 đợt diệt chuột đồng loạt. Trong đó, 1 đợt trong vụ Xuân và 1 đợt vụ Mùa cho những diện tích có sản xuất nông nghiệp hằng năm. Kết quả: Đã diệt được trên 19 triệu con chuột (năm 2016 là trên 3,86 triệu con, 2017 là trên 4,69 triệu con, năm 2018 là trên 3,49 triệu con, năm 2019 là trên 5,14 triệu con và vụ xuân năm 2020 là trên 1,8 triệu con).

Ông Nguyễn Mạnh Phương cũng cho biết, diện tích cây trồng bị chuột hại trước và sau khi tổ chức chiến dịch diệt chuột các năm, cụ thể: Năm 2016 là 7.542,3ha, 2017 là hơn 6.532ha, năm 2018 là 6.379ha, năm 2019 là 7.245ha, vụ Xuân 2020 là 2.854ha. Trong đó, vụ Mùa năm 2017, diện tích mất trắng do chuột hại là trên 110ha ở những diện tích gần các khu công nghiệp, khu đa canh, khu đô thị, đất xen kẹt bỏ hoang, đất trang trại chăn nuôi, thủy sản, đất trồng rau, hoa, quả, các vùng có làng nghề và các vùng đang trong quá trình chuyển đổi.

Diện tích cây trồng bị chuột hại sau khi tổ chức các chiến dịch diệt chuột giảm, cụ thể trung bình chỉ còn 28,15% diện tích bị hại so với trước khi tổ chức chiến dịch diệt chuột.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức diệt chuột trên địa bàn thành phố gặp một số khó khăn. Trong đó, một số địa phương chỉ đạo chưa quyết liệt, chưa gắn trách nhiệm của các hộ sản xuất đa canh, của các doanh nghiệp với công tác diệt chuột. Thời vụ gieo trồng của các địa phương không tập trung là điều kiện thuận lợi cho chuột di cư và phục hồi quần thể nhanh.

Đáng nói, diện tích đất thu hồi làm dự án, khu công nghiệp, khu đô thị bị bỏ trống, đất xen kẹt, chuyển đổi sang sản xuất đa canh, diện tích đất nông dân bỏ hoang không gieo cấy ngày càng tăng... là những nơi thuận lợi cho chuột cư trú và phát triển bầy đàn. Một số địa phương rải mồi bả không đúng kỹ thuật, chẳng hạn còn chia đều bả cho nông dân không tập trung cho những diện tích bị chuột hại, không cho bả vào túi nilon... cũng dẫn đến hiệu quả diệt chuột hiệu quả không cao.


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t