Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành giao thông (08:56 10/12/2019)


HNP - Thực hiện Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 04-7-2017 của HĐND Thành phố về việc thông qua Đề án“Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017 - 2020 tầm nhìn 2030”, đến nay, tình trạng ùn, tắc giao thông đã từng bước được giải quyết có hiệu quả. Số "điểm đen" về ùn tắc giao thông giảm dần qua các năm.

Thực hiện xây dựng Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017 - 2020 tầm nhìn 2030”, đến nay, UBND Thành phố đang chỉ đạo thực hiện xây dựng các Đề án gồm: Đề án Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các Quận vào năm 2030; Đề án thu phí phương tiện cơ giới đường bộ vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Ngày 25-10-2019, Sở Giao thông vận tải đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến xây dựng 02 Đề án.

Đề án Quy định số lượng xe chở người 4 bánh sử dụng động cơ điện phục vụ kinh doanh trên địa bàn thành phố phù hợp với hạ tầng, đảm bảo an toàn giao thông,hiện, Sở GTVT đang bổ sung hoàn thiện Đề án, dự kiến xem xét phê duyệt vào tháng 12-2019.


Đối với nhiệm vụ “Lập quy hoạch phương tiện giao thông đường bộ trước mắt quy hoạch các phương tiện vận tải công cộng xe buýt, taxi...; Đấu giá quyền khai thác kinh doanh đối với số lượng xe taxi thay thế hàng năm và số lượng taxi tăng thêm theo quy hoạch” theo Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14, ngày 24-11-2017 không có nhiệm vụ lập quy hoạch với các loại hình phương tiện giao thông, vì vậy, UBND Thành phố đã có văn bản 1183/UBND-ĐT, ngày 21-3-2018, giao Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch phát triển các phương tiện vận tải công cộng trên địa bàn Thành phố và hoàn chỉnh Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hiện, đang tiếp tục tổ chức thực hiện, đến nay, đã mở mới 15 tuyến buýt (9 tuyến trợ giá, 4 tuyến không trợ giá, 02 tuyến City tour).

Ngoài ra, các Sở, ban, ngành, các quận và các đơn vị liên quan đã tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các nội dung của Đề án, đồng thời với việc thực hiện các Chương trình công tác của Thành ủy, HĐND Thành phố về lĩnh vực giao thông vận tải, cụ thể như: Chương trình 06-CTr/TU, ngày 29-6-2016, của Thành ủy về “Phát trỉến đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh và hiện đại", Nghị quyết số 06/2015/NQ-HĐND, ngày 01-12-2015, của HĐND Thành phố về “Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo ATGT trên địa bàn Thành phố”; Kế hoạch 123/KH-UBND, ngày 01-6-2017, của UBND Thành phổ về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, nhằm xử lý, khắc phục tình trạng ùn, tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, đến nay, tình trạng ùn, tắc giao thông đã từng bước được giải quyết có hiệu quả.

Sau 2 năm triển khai, UBND Thành phố đã tập trung chỉ đạo các Sở, ban, ngành, các quận và các đơn vị liên quan tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các nội dung của Đề án, đồng thời với việc thực hiện các Chương trình công tác của Thành ủy, HĐND Thành phố về lĩnh vực giao thông vận tải, cụ thể như: Chương trình 06-CTr/TU, ngày 29-6-2016, của Thành ủy về “Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh và hiện đại”; Nghị quyết số 06/2015/NQ-HĐND, ngày 01-12-2015 của HĐND Thành phố về “Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo ATGT trên địa bàn Thành phố”; Kế hoạch 123/KH-UBND ngày 01-6-2017, của UBND Thành phố về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, nhằm xử lý, khắc phục tình trạng ùn, tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, đến nay, tình trạng ùn, tắc giao thông đã từng bước được giải quyết có hiệu quả. Nếu như năm 2016: 41 điểm đen về giao thông thì đến năm 2017 con số ngày đã giảm xuống còn 37 điểm. Đến năm 2018 còn 33 điểm và đến tháng 10-2019 còn 27 thường xuyên ùn tắc giao thông.

Vận tải hành khách công cộng được nâng cao về số lượng phương tiện. Đến nay, toàn thành phố đã đưa thêm 14 tuyến buýt mới vào hoạt động nâng tổng số tuyến toàn mạng lên 124 tuyến. Hiện nay, mạng lưới xe buýt đã phủ khắp 30 quận-huyện-thị xã và phục vụ đến: 453/584 số xã, phường, thị trấn; 66/71 bệnh viện (đạt 93%); 296/708 các trường THCS, THPT đạt (42%); 32/37 các khu công nghiệp (đạt 86%); 82/85 các khu đô thị mới (đạt 96%). Vận tải hành khách công cộng tiếp tục có sự tăng trưởng. Tổng sản lượng vận chuyển hành khách công cộng trên toàn Thành phố năm 2019 ước đạt 948,5 triệu lượt hành khách, trong đó, xe buýt đạt 510,5 triệu lượt hành khách, đáp ứng khoảng 17,03% nhu cầu đi lại của người dân, tăng 3,2% so với năm 2017).


Có thể khẳng định, Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND đã xác định đúng và trúng các nhóm giải pháp nhằm tăng cường quản lý giao thông đường bộ góp phần hạn chế ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường đáp ứng các yêu cầu thực tế trước mắt và xác định vấn đề, chiến lược lâu dài. Việc triển khai của UBND Thành phố thời gian qua nghiêm túc, kịp thời và đồng bộ. Đối với các nhiệm vụ vượt quá thẩm quyền đã nêu trong Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND UBND Thành phố báo cáo Chính phủ thì đều được Chính phủ thống nhất chủ trương, quan tâm chỉ đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương phối hợp thực hiện. Một số nội dung nhiệm vụ được xác định trong Nghị Quyết 04/2017/NQ-HĐND đã được triển khai đảm bảo tiến độ và bước đầu phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, dù các nhóm giải pháp đã xác định tại Nghị Quyết 04/2017/NQ-HĐND là cần thiết nhưng là những vấn đề phức tạp và nhạy cảm, có tác động đến đời sống, tâm tư, tình cảm của rất nhiều người dân trong và ngoài Thành phố và các nhóm lợi ích trong xã hội nên trong quá trình thực hiện còn nhiều ý khác nhau nên quá trình triển khai một số nội dung chậm so với yêu cầu. Thêm vào đó, thời gian vừa qua, phương tiện giao thông cá nhân tăng nhanh, người sử dụng phương tiện giao thông công cộng còn hạn chế dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường ở một số vị trí trên địa bàn Thành phố vẫn diễn biến phức tạp.


Do đó, trên cơ sở kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo triển khai đồng bộ quyết liệt các nhóm nhiệm vụ giải pháp đã được nêu trong Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND trong đó, tập trung phối hợp, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khung theo quy hoạch và các kế hoạch đã có; Tập trung mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ nay đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu vận tải hành khách công cộng vào năm 2020 đạt trên 20% và các điều kiện thực hiện dừng hoạt động xe máy tại các quận vào năm 2030.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành giao thông nhằm phát huy tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, đảm bảo trật tự ATGT góp phần hạn chế tai nạn giao thông; Hoàn thiện 02 Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới đường bộ vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường", “Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thông vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các Quận vào năm 2030”. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên tuyền vận động người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng giao thông cá nhân.


Lam Sơn


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t