Hà Nội: 15 nhóm ngành hàng dịch vụ du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới (13:15 09/08/2019)


HNP - Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội vừa rà soát việc phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

Theo đó, đến nay, Hà Nội có 5.922 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 2.396 di tích đã được xếp hạng chiếm tỷ lệ gần 20% cả nước. Trên địa bàn thành phố có 1.182 di tích cấp quốc gia, 1.202 di tích cấp thành phố. Trong số di sản trên, có 3 di sản được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại, bao gồm: Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc; Nghi lễ và trò chơi kéo co; Hát ca trù; 10 di sản trong danh mục Di sản phi vật thể quốc gia.

Trong số di sản phi vật thể hiện hữu trên địa bàn thành phố, nghề thủ công truyền thống với 47/52 nghề truyền thống so với toàn quốc là 175 nghề, chiếm 9,8% di sản phi vật thể của thành phố, được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần trực tiếp và đáng kể vào sự phát triển bền vững nói chung và ngành Du lịch nói riêng của Hà Nội. Thực tế cho thấy, nhiều nghề thủ công đang được thực hành và phát triển khá mạnh, đem lại nguồn thu nhập tốt cho cộng đồng dân cư địa phương, như: Sơn mài Hạ Thái, Thêu Quất Động (huyện Thường Tín), chạm khắc Sơn Đồng (huyện Hoài Đức), gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm), nghề rèn Đa Sỹ (quận Hà Đông), khảm trai Chuôn Ngọ (huyện Phú Xuyên)...

Đáng chú ý, về phát triển kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng nông thôn kỹ thuật được đầu tư ngày càng đồng bộ, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân gắn với phát triển du lịch. Trong đó, cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực: Trồng trọt, lâm nghiệp chiếm 42,7%, chăn nuôi, thủy sản là 52,86%, dịch vụ đạt 4,44%. Đến hết năm 2018, thành phố có 4 huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; có 325/386 xã (84,2%) đạt chuẩn nông thôn mới, ngoài ra còn có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn cuối năm 2018 đạt 46,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm còn 1,81%.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xác định là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy. Thành phố Hà Nội có nhiều lợi thế phát triển các sản phẩm OCOP, như: sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thực phẩm, các trang trại sản xuât nông nghiệp tập trung là tiềm năng phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa truyền thống, các làng nghề truyền thống, trải nghiệm các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.

Theo số liệu tổng hợp của các huyện, thị xã, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 15 nhóm ngành hàng dịch vụ du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới.


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t