Tiếp tục phát sinh vi phạm pháp luật đê điều, thủy lợi (06:32 01/06/2019)


HNP - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa rà soát kết quả công tác quản lý đê điều, thủy lợi và phòng, chống thiên tai 6 tháng đầu năm 2019 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, ngay từ đầu năm 2019, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị thủy lợi, địa phương làm tốt công tác điều tiết nước phục vụ sản xuất vụ Xuân; phối hợp với các huyện, thị xã, các công ty thủy lợi phối hợp lấy nước và trữ nước vào các kênh trục, vùng trũng, ao đầm,... phục vụ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo cung cấp nước đạt 100% kế hoạch. Bên cạnh đó, các đơn vị trực thuộc Sở thường xuyên kiểm tra giải tỏa các vật cản, khơi thông dòng chảy dẫn nước đến mặt ruộng, khoanh vùng để quản lý nước, giảm lượng nước rò rỉ, tránh tổn thất.

Nhằm đảm bảo công tác phục vụ sản xuất vụ mùa và phòng chống úng ngập trong mùa mưa bão, Sở NN&PTNT cũng đã ban hành Phương án số 37/PA-SNN ngày 9/4/2019 về phòng, chống úng ngập khu vực ngoại thành và đảm bảo an toàn hồ đập trong mùa mưa bão năm 2019. Đồng thời, đôn đốc các công ty thủy lợi thực hiện giải tỏa vi phạm, ách tắc dòng chảy trên các sông, trục tiêu, nạo vét khơi thông bể hút các trạm bơm tiêu, đặc biệt là các trục tiêu chính. Tuy vậy, vẫn chưa xử lý dứt điểm các vụ vi phạm công trình thủy lợi. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố phát sinh tổng số 70 vụ vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, nhưng mới giải tỏa được 12 vụ (10 vụ vi phạm mới phát sinh năm 2019 và 2 vụ cũ tồn đọng từ năm 2018 trở về trước).

Đối với công tác quản lý đê điều, Sở thường xuyên kiểm tra hệ thống công trình đê, kè, cống, bờ bãi sông được thực hiện thường xuyên, các sự cố, hư hỏng công trình đều được phát hiện và đề xuất xử lý kịp thời. Tăng cường phối hợp với chính quyền các địa phương xử lý các trường hợp vi phạm Luật Đê điều. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 60 vụ vi phạm pháp luật về đê điều, giảm 51 vụ so với cùng kỳ năm 2018. Chính quyền các quận, huyện, thị xã đã xử lý được 15 vụ vi phạm.

Theo Sở NN&PTNT, số vụ vi phạm về Luật Đê điều và bảo vệ công trình thủy lợi tuy đã giảm nhưng thực tiễn công tác xử lý vẫn đạt hiệu quả thấp. Chính quyền một số địa phương chưa tập trung chỉ đạo trong việc xử lý vi phạm. Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và chính quyền các cấp dẫn đến xử lý còn nhiều hạn chế, tính răn đe giáo dục không cao. Một số chính quyền xã, phường, chưa coi trọng việc xử lý giải tỏa và còn hình thức, xử lý không dứt điểm, dẫn đến tái vi phạm, coi thường pháp luật,…


H. Hải


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t