Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật (12:55 07/08/2018)


HNP - 6 tháng đầu năm 2018, công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố được thực hiện với nội dung và hình thức thiết thực, phù hợp hơn với từng đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm và thực hiện, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Thành phố.

Ngay từ đầu năm các sở, ban, ngành, MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội, quận, huyện, thị xã đã đẩy mạnh quán triệt, tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực; thực hiện tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh tại cơ sở; Tổ chức cuộc thi “Thủ đô Hà Nội với công tác cải cách hành chính”; Tổ chức tọa đàm về cải cádh hành chính; triển khai lắp đặt màn hình cảm ứng để tuyên truyền và hỗ trợ người dân sử dụng các dịch vụ công tại các khu chung cư theo hướng xã hội hóa; triển khai tuyên truyền, hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công tại một số tổ dân phố, mô hình khu dân cư điện tử…

Đối với công tác đảm bảo trật tự, văn minh đô thị, các cấp, các ngành Thành phố triển khai rộng khắp đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân thông qua các hình thức phù hợp với điều kiện cụ thể của từng sở, ngành, quận, huyện, thị xã như: Tổ chức Hội nghị tập huấn, tuyên truyền trực tiếp; lồng ghép với các Hội nghị giao ban định kỳ; trong “Ngày pháp luật” hàng tháng; trên Trang thông tin điện tử, Bản tin 141, loa truyền thanh, Đài truyền thanh, treo Băng zôn, khẩu hiệu; giải đáp pháp luật qua điện thoại đường dây nóng. Qua đó đã nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô, cũng như bước đầu đã tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực về hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành, thi hành công vụ, ý thức chấp hành pháp luật của người dân Thủ đô.

Đặc biệt, các cấp, các ngành của Thành phố mà lực lượng nòng cốt là Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy đã tổ chức tuyên truyền PCCC với nhiều hình thức và biện pháp có chiều sâu, tập trung vào những chuyên đề, những diện đối tượng cụ thể. Công tác xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC đã có bước đổi mới, hướng tới nội dung thiết thực hơn. Ý thức tự kiểm tra, tự tổ chức thực tập phương án chữa cháy, trang bị các phương tiện PCCC ban đầu của cơ sở và người dân được nâng lên. Nhiều hộ gia đình đã tự trang bị phương tiện chữa cháy (bình chữa cháy, mặt nạ phòng độc, hệ thống cảnh báo cháy nhanh...). Đi đôi với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đã kết hợp tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, tập trung chuyên sâu vào các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ như trung tâm thương mại, chợ kiên cố, bán kiên cố, công trình nhà cao tầng, siêu cao tẩng, cơ sở tập trung đông người, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ... Từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về PCC của nhân dân Thủ đô.

Trong lĩnh vực văn hóa, các cấp, các ngành của Thành phố đã tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quảng cáo, Luật di sản văn hóa, về xây dựng nếp sống văn minh đô thị, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội; quy tắc ứng xử nơi công cộng; các văn bản cụ thể hóa Luật Thủ đô trong lĩnh vực văn hóa; tăng cường kiểm tra, xử lý các hoạt động quảng cáo, rao vặt gây mất mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường trên địa bàn Thủ đô với nhiều hình thức như: Tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến, tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm, biểu dương gương điển hình trong thể hiện nét đẹp ứng xử văn hóa của người Hà Nội; niêm yết công khai Quy tác ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại các cơ quan, đơn vị, nhà văn hóa thôn, tổ dân phố, các điểm di tích; Biên soạn và phát hành tờ gấp quy tắc ứng xử một số nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về trật tự công cộng, vệ sinh môi trường; lồng ghép nội dung của Quy tắc vào sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chi bộ của các phòng, ban, đơn vị; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã tạo chuyển biến tích cực trong ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, giao tiếp với người dân cũng như nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân về xây dựng nếp sống văn hóa người Hà Nội.

Trong tuyên truyền về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, các cấp, các ngành của Thành phố tiếp tục tổ chức các đợt phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phòng, chống tội phạm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL về phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội tại cơ quan, đơn vị, địa phương thông qua hoạt động của phong trào nhân dân tự quản, các cuộc họp tổ dân phố, sinh hoạt đoàn thể, hoạt động của các cụm liên kết...; tổ chức tuyên truyền những phương thức, thủ đoạn mới của các loại tội phạm; các vụ án điểm trên địa bàn...; gương người tốt, việc tốt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trên các báo, đài và trên hệ thống loa truyền thanh xã, phường, thị trấn. Qua đó, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có chuyển biến tích cực và rõ nét hơn, ý thức phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội của người dân được nâng cao.

Trong thời gian tới, các cấp, các ngành của thành phố tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới được Quốc hội thông như Luật tiếp cận thông tin, Luật an ninh mạng, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, Bộ luật Hình sự năm 2015 đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân Thủ đô. Thí điểm một số mô hình phổ biến giáo dục mới; ứng dụng CNTT trong hoạt động PBGDPL; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác tuyên truyền, PBGDPL, trong đó chú trọng tuyên truyền, PBGDPL trên Cổng thông tin điện tử của sở, ngành, quận, huyện, thị xã; trên hệ thống Đài truyền thanh quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn; thông qua tổ chức thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến…


Thanh Tình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t