Triển khai các giải pháp xử lý ô nhiễm không khí (20:30 15/05/2017)


HNP - Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình trạng ô nhiễm không khí tại Thành phố Hà Nội ngày càng có chiều hướng phức tạp. Thực tế này đòi hỏi thành phố cần thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường không khí đang ở mức độ cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống người dân thành phố.


Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay, trên địa bàn thành phố phát sinh các nguồn gây ô nhiễm không khí, trong đó có hoạt động giao thông là nguồn gây ô nhiễm lớn, đặc biệt là sự phát thải các khí CO, VOC, NO2. Sản xuất công nghiệp cũng gây ô nhiễm từ hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng cũng phát sinh khói, bụi, khói SO2, CO, ngoài ra còn có các khí CO2, CH4, NOX, H2S trong chăn nuôi, điểm chôn lấp và xử lý chất thải rắn…
 
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, điều đáng lo ngại hiện nay là ô nhiễm môi trường không khí tại các trục đường giao thông lớn của thủ đô. Kết quả quan trắc năm 2015 và năm 2016 thì tại hầu hết các vị trí quan trắc đều có hàm lượng benzene vượt Quy chuẩn Việt Nam 06:2009/BTNMT từ 1,2 đến 2,5 lần. Về độ ồn tại đa số các vị trí quan trắc đều vượt QCVN. Các khu vực nội cộm là khu vực quận Hà Đông, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Từ Liêm với các vị trí có nồng độ chất ô nhiễm cao như: Bến xe Mỹ Đình, ngã tư Cổ Nhuế, bến xe Nước Ngầm, chân cầu vượt Phạm Văn Đồng, điểm đỗ xe bus Long Biên, bến xe Giáp Bát, Ngã tư Cầu Diễn.
 
Theo đánh giá của ông Nguyễn Trọng Đông, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội: quá trình đô thị hóa kéo theo sự gia tăng dân số, số lượng phương tiện giao thông cơ giới tăng mạnh... đã gây ra ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi và tiếng ồn là những nguyên nhân khiến chất lượng không khí tại thành phố Hà Nội trong thời gian gần đây có biểu hiện suy thoái, đặc biệt là ở khu vực nội thành, các trục đường giao thông chính và các công trường xây dựng, nồng độ ô nhiễm bụi ở một số nơi tại 1 số thời điểm đã vượt giới hạn cho phép. 
 
Ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết, trong thời gian qua, việc đánh giá, xác định thực trạng, tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố các thành phố lớn luôn được được nhân dân quan tâm, không chỉ nhân dân trong nước mà cộng đồng quốc tế. Nếu như những năm trước người dân quan tâm chủ yếu là nước thải, thì những năm gần đây người dân quan tâm nhiều hơn đến môi trường không khí.
 
Đánh giá về trách nhiệm của quản lý nhà nước đối với ô nhiễm không khí, ông Hoàng Dương Tùng cho biết, trước những thông tin về tình hình ô nhiễm không khí, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng phối hợp với thành phố Hà Nội có những giải pháp đánh giá đúng thực trạng không khí, khí thải để đáp ứng những đòi hỏi chính đánh của nhân dân thủ đô. Tuy nhiên nói về giải pháp đối với công tác quản lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố, ông Tùng đánh giá cần phải có sự quan tâm không chỉ của Sở Tài nguyên & Môi trường mà còn của các sở, ngành khác cần vào cuộc.
 
Trước mắt, ngoài việc xây dựng các trạm quan chắc môi trường, thành phố cũng cần cung cấp thông tin cho người dân một cách chính xác kịp thời và để người dân hiểu đúng về số liệu đó tránh thông tin lệnh lạc gây hoang mang dư luận. Theo ông thì việc triển khai các phương tiện công cộng, bus BRT, các hệ thống đường sắt trên cao, tàu điện…tới đây sẽ là giải pháp quan trọng giảm các khí thải ô nhiễm. 
 
Tuy nhiên, để giải quyết tình trạng ô nhiễm này, trong thời gian tới, Tổng cục Môi trường sẽ phối hợp với thành phố để thực hiện các biện pháp, tìm ra nguyên nhân thực hiện đánh giá thực trạng môi trường, thực hiện các giải pháp để người dân cùng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường trong đó có bảo vệ môi trường không khí. Trong đó, triển thực hiện các chiến dịch đơn giản nhưng hiệu quả mang lại hiệu quả thiết thực như: chiến dịch kêu gọi người dân tham gia giao thông tắt máy ở các ngã tư khi chờ đèn đỏ, kêu gọi người dân cùng nhau đi bộ, sử dụng xe đạp…các giải pháp sử dụng tái chế chất thải, rác thải không đốt rác bừa bãi. Đối với công tác quản lý nhà nước, Tổng cục Môi trường sẽ phối hợp với thành phố xây dựng thêm các trạm quan chắc, dự đoán được tình trạng ô nhiễm môi trường để thông báo cho người dân. Đồng thời, học tập các mô hình về quản lý của các nước tiên tiến để áp dụng trên địa bàn thành phố để đảm bảo giảm tình trạng ô nhiễm một cách tối đa và mang lại môi trường sống tốt nhất cho người dân.
 
Hiện, thành phố đang thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện môi trường như trồng 1 triệu cây xanh, làm hồ điều hòa, cơ giới hóa công tác vệ sinh môi trường… Cùng với đó, thành phố cũng sẽ đưa ra lộ trình giảm phương tiện cá nhân trong khu vực nội đô, cấm sử dụng than tổ ong; Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đã đầu tư xe quan trắc không khí lưu động và trạm quan trắc nước thải tự động, tiếp nhận 20 trạm quan trắc không khí tự động cố định do Chính phủ Pháp tài trợ; Hoàn thiện truyền nhận, xử lý dữ liệu từ các trạm quan trắc tự động chuyển về đầu mối quản lý nhà nước là Sở Tài nguyên và Môi trường.

Đoàn Nguyên


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t