Huyện Gia Lâm: Hình thành 17 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (14:07 13/08/2018)


HNP - Đó là kết quả sau 2 năm thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của huyện Gia Lâm trong 2 năm qua. Qua đó, huyện Gia Lâm là một những địa phương nằm trong tốp đầu thực hiện rất hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp TP Hà Nội. 

Trong 2 năm qua, mặc dù sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức cả về thời tiết diễn biến bất lợi và thị trường tiêu thụ nông sản, song với việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tái cấu trúc ngành Nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn đạt được nhiều kết quả quan trọng. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của huyện đạt gần 1.086 tỷ đồng/năm, trong đó: Trồng trọt hơn 479 tỷ đồng, chăn nuôi hơn 510,4 tỷ đồng, còn giá trị ngành dịch vụ nông nghiệp đạt hơn 37,8 tỷ đồng. Đáng chú ý, huyện Gia Lâm đã hình thành 17 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó có 8 mô hình trồng trọt gồm rau thủy canh ở xã Đa Tốn, mô hình cây cam, chuối theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Kiêu Kỵ và Kim Sơn...; có 9 mô hình chăn nuôi gồm nuôi trùn quế xử lý ô nhiễm môi trường, chăn nuôi bò sữa, lợn thịt tại các xã Phù Đổng, Đặng Xá.. Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng đụng công nghệ cao đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với lợi thế của huyện Gia Lâm.

Trong chương trình tái cơ cấu nông nghiệp, huyện Gia Lâm cũng đã tổ chức lập hồ sơ đăng ký chứng nhận và cấp chứng nhận vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cho gần 27,2ha vùng trồng cây ăn quả tập trung tại xã Kiêu Kỵ và Kim Sơn. Lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể đối với các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của các xã: Kim Sơn, Đa Tốn, Yên Viên và Dương Xá. Chỉ đạo liên kết "4 nhà”, tổ chức 56 lớp tập huấn về về an toàn thực phẩm tại các xã có vùng rau, quả tập trung; thí điểm thành lập 65 nhóm PGS, hình thành 18 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện theo quy hoạch rau an toàn, cây ăn quả các loại, sữa bò tươi...

Cũng từ tái cơ cấu nông nghiệp, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện đã có chuyển biến tích cực, các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao đã được đưa vào sản xuất như: Trồng các giống lúa tiến bộ kỹ thuật, hoa, cây ăn quả, chăn nuôi bò BBB... Nhiều vùng trước đây trồng lúa kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả, rau, hoa, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Thị trấn Trâu Quỳ, xã Trung Mầu, Phù Đổng...

Ngoài ra, huyện Gia Lâm còn tập trung ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng. Việc đưa các giống lúa tiến bộ kỹ thuật, lúa chất lượng vào sản xuất cũng được tăng cường giúp cho việc tổ chức sản xuất và thu hoạch trong sản xuất nông nghiệp của huyện được nhanh gọn, tập trung hơn.


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t