Thông qua 12 mức chi đặc thù thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố (15:24 08/12/2021)


HNP - Chiều 8/12, tại kỳ họp thứ ba, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội thông qua 12 mức chi đặc thù thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố.

Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Lưu trình bày Tờ trình tại kỳ họp


Các mức chi cụ thể như sau:
 
(1). Chi chế độ hỗ trợ đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND và công chức phường nghỉ công tác do thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.
 
Theo đó, tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ cho 25 Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường, công chức phường trên địa bàn thành phố nghỉ công tác do thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị là 450 triệu đồng. Nguồn kinh phí hỗ trợ được bố trí từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương của ngân sách quận, thị xã. 
 
(2). Quy định mức hỗ trợ thường xuyên đối với các chức danh Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng tại thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội: 
 
Theo đó, mức hỗ trợ thường xuyên cho chức danh Đội trưởng Đội dân phòng là 30% lương tối thiểu vùng (1.176.000 đồng đối với 24 quận, huyện, thị xã có mức lương tối thiểu vùng I; 1.326.000 đồng đối với 06 huyện có mức lương tối thiểu vùng 
 
II). Mức hỗ trợ thường xuyên cho chức danh Đội phó Đội dân phòng là 25% lương tối thiểu vùng (980.000 đồng với 24 quận, huyện, thị xã có mức lương tối thiểu vùng I); 1.105.000 đồng đối với  06 huyện có mức lương tối thiểu vùng II).
 
(3). Quy định mức chi hỗ trợ đối với Ban Thanh tra nhân dân. Theo đó, chi 12 triệu đồng/ban/năm.
 
(4). Sửa đổi, bổ sung Phụ lục 06 ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 quy định nội dung, mức chi đối với công tác tổ chức thi tuyển (xét tuyển) công chức, viên chức; thi (xét) nâng ngạch (thăng hạng) công chức, viên chức của thành phố Hà Nội. Kinh phí dự kiến cho mức chi khoảng 8 tỷ đồng.
 
(5). Quy định mức chi thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030. Dự kiến chi khoảng 34 tỷ đồng trong khả năng cân đối ngân sách của các cấp.
 
(6). Quy định mức chi đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu; công nhận giống cây trồng mới.
 
Theo đó, đối với đăng ký bảo hộ trong nước: Đối với đơn đăng ký bảo hộ sáng chế và đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới: 30 triệu đồng/đơn.  Đối với đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu: 15 triệu đồng/văn bằng bảo hộ. Đối với đăng ký bảo hộ ở nước ngoài cho các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6: 60 triệu đồng/đơn được chấp nhận hợp lệ, các văn bản tương ứng theo quy định của tổ chức quốc tế hoặc quốc gia nộp đơn. Nguồn kinh phí thực hiện là ngân sách nhà nước. Năm 2022, dự kiến 2 tỷ đồng đồng; các năm tiếp theo, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 xây dựng dự toán theo định mức xây dựng dự toán, phân bổ dự toán tại quy định này được đảm bảo từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của thành phố.
 
(7). Nội dung chi Duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều, hệ thống đề điều do thành phố Hà Nội quản lý.
 
(8). Quy định chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao.
 
(9). Quy định nội dung, mức chi để chuẩn bị, tổ chức các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội. Dự kiến chi 140 tỷ cho nội dung này/năm.
 
(10). Quy định nội dung chi, mức chi tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội. Mức chi từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp, nguồn thu hoạt động sự nghiệp của các cơ sở giáo dục công lập, nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp pháp, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật của các cơ sở giáo dục; đóng góp của học viên. Dự kiến kinh phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông năm 2022 khoảng 35 tỷ đồng (chưa bao gồm kinh phí hỗ trợ tiền ăn, nghỉ, đi lại cho học viên trong thời gian tập huấn, bồi dưỡng tập trung)
 
(11). Chính sách hỗ trợ hàng tháng cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, với 50% mức lương cơ sở/người/tháng.
 
(12). Quy định nội dung, mức chi đặc thù phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
 
Cũng tại kỳ họp, HĐND thành phố cũng đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐND ngày 5-7-2018 của HĐND thành phố Hà Nội quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội với 100% đại biểu có mặt tán thành.
 
Theo nghị quyết, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã quyết định thanh lý tài sản công là trụ sở làm việc, công trình sự nghiệp; các tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư, giải phóng mặt bằng theo qui hoạch và các tài sản khác (trừ xe ô tô) có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quận, huyện, thị xã quản lý.
 
Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quận, huyện, thị xã trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công quyết định thanh lý tài sản công khác có nguyên giá dưới 500 triệu đồng /01 đơn vị tài sản. Riêng Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định thanh lý tài sản công khác.

Vương Vân - Lê Hải


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t