Tổng kết Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2016 (14:39 17/11/2016)


HNP - Sáng 17/11, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn (RAT) TP Hà Nội giai đoạn 2009 - 2016.

Các tập thể, cá nhân được khen thưởng tại hội nghị


Sau 6 năm thực hiện, đề án sản xuất và tiêu thụ RAT đã tác động tích cực làm thay đổi tập quán canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) của nông dân ngoại thành Hà Nội. Chi cục BVTV Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất RAT cho nông dân.
 
Trong những năm qua, đã có 889 lớp huấn luyện nông dân về IPM rau cho 26.670 nông dân, có 100% nông dân tiếp thu và ứng dụng, lan truyền được 40.000 nông dân khác; 897 lớp tập huấn ngắn hạn về an toàn thực phẩm trong sản xuất RAT cho 49.500 người, có 100% người sản xuất nắm được các quy định về ATTP. Triển khai, thực hiện 410 thử nghiệm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật không sử dụng thuốc BVTV như: che phủ nilon, nhà lưới trồng rau trái vụ triển khai tại 116 xã, nhân rộng với diện tích 1.150,2ha. Xây dựng các mô hình tập trung, khép kín sản xuất và tiêu thụ tại xã Văn Đức, Đặng Xá (Gia Lâm), Yên Mỹ, Duyên Hà (Thanh Trì), Thanh Đa, Vân Phúc (Phúc Thọ); Vân Côn, Tiền Lệ (Hoài Đức), Chúc Sơn (Chương Mỹ), Nam Hồng (Đông Anh), Tráng Việt (Mê Linh),...
 
Chi cục BVTV cử 150 cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, kiểm tra sản xuất RAT. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV từ cơ sở. Tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất 4.419 lượt cửa hàng, công ty, chi nhánh công ty trên địa bàn. Cấp 502 giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV, 234 giấy phép vận chuyển thuốc BVTV, 20 giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc BVTV. 
 
Hiện nay, thành phố Hà Nội đang có 48 cơ sở sơ chế RAT cũng là 48 chuỗi tiêu thụ RAT theo liên kết dọc, trong đó: không có chuỗi do một đơn vị thực hiện các khâu trong chuỗi; 100% số chuỗi do từ 2 đến 4 đơn vị thực hiện, có 9/48 chuỗi tự tổ chức sản xuất rau, không thu gom, 23/48 chuỗi vừa sản xuất, vừa thu gom và 16/48 chuỗi chỉ thu gom, không sản xuất rau. Việc thu gom rau có 2 hình thức: ký hợp đồng với các HTX, cơ sở sản xuất rau an toàn và ký hợp đồng trực tiếp với các hộ nông sản xuất RAT. 
 
Nhiều sản phẩm rau an toàn, rau hữu cơ trưng bày tại hội nghị

Từ các hoạt động của đề án đã tác động tích cực, làm thay đổi tập quán canh tác và sử dụng thuốc BVTV của nông dân. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc thảo mộc, sinh học khoảng 60%, giảm 30% số lần sử dụng thuốc. Chi phí sử dụng thuốc BVTV giảm 50%, tuân thủ thời gian cách ly khi thu hoạch. Đặc biệt, lượng thuốc BVTV sử dụng trên các cây trồng của Hà Nội năm 2014 (trong đó có rau) là 360 tấn chỉ bằng 0,3% so với toàn quốc là 116.500 tấn. 
 
Về phát triển sản xuất rau hữu cơ, trong các năm 2008 - 2012,  tại xã Thanh Xuân (Sóc Sơn) tổ chức được 10 nhóm nông dân, diện tích rau hữu cơ đạt 13ha. Năm 2012, Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với xã Thanh Xuân triển khai các hoạt động nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất rau hữu cơ để phát triển diện tích và phát triển nhóm nông dân. Kết quả, năm 2012 - 2016, đạt 26 nhóm nông dân (tăng 16 nhóm, với 8-10 hộ/nhóm), tổng diện tích sản xuất rau hữu cơ đạt 34ha (tăng 21ha).   
                 
Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp của thành phố phấn đấu giảm diện tích, mức độ hại của sinh vật gây hại, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên rau. Kiểm soát dư lượng thuốc BVTV dưới ngưỡng quy định cho 95% diện tích sản xuất rau, quả, chè.
 
Duy trì 5.100 ha đạt 500 triệu - 1 tỷ đồng/ha/năm, phát triển 3.000 - 4.000ha rau chứng nhận đủ điều kiện ATTP đạt 500 triệu đồng/ha/năm, diện tích sản xuất rau vụ Đông đạt 120 triệu đồng/ha/vụ; diện tích nhỏ lẻ, manh mún, xen kẹt được hướng dẫn thực hiện theo quy trình sản xuất rau an toàn. Phát triển, kiểm soát 50 chuỗi cung cấp rau an toàn, đảm bảo 100% truy xuất nguồn gốc xuất xứ và an toàn thực phẩm.
 
Theo ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát tiển Nông thôn Hà Nội, trong thời gian tới, để phát huy được hiệu quả của Đề án, Sở sẽ đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, quản lý diện tích RAT trên địa bàn thành phố, tuyên truyền để người dân tin tưởng sử dụng RAT, ngành Nông nghiệp đang đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh đưa nông sản sạch về tiêu thụ trong đó có rau xanh. Hà Nội cũng tập trung hoàn thiện khung pháp lý về điều kiện tiêu thụ nông sản khi đưa vào Thủ đô. Áp dụng tốt điều này sẽ chặn được các kẽ hở trong quản lý nông sản an toàn nói chung và RAT nói riêng.
 
Tại hội nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng thưởng bằng khen cho 8 tập thể 5 cá nhân, UBND thành phố Hà Nội khen thưởng 8 tập thể và 4 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Đề án.

Lê Tâm


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t