Hội thảo khoa học “Tổ Như Trừng Lân Giác và Sơn môn Liên Phái trong lịch sử Phật giáo Việt Nam” (20:01 01/03/2023)


HNP - Sáng 1/3, Viện Nghiên cứu tôn giáo - Chùa Liên Phái - Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Tổ Như Trừng Lân Giác và Sơn môn Liên Phái trong lịch sử Phật giáo Việt Nam”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm kỷ niệm 200 năm ngày viên tịch của Tổ Như Trừng Lân Giác. 327 năm ngày sinh của Ngài và 297 năm chùa Liên Phái, ngõ Liên Phái, phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng được xây dựng. Đồng chí Nguyễn Văn Nam, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hai Bà Trưng đã đến dự.

Các đại biểu chủ trì Hội thảo khoa học


Hội thảo tập trung vào 5 chủ đề chính: Tổ Như Trừng Lân Giác: Cuộc đời và Đạo nghiệp; Sơn môn Liên Phái trong lịch sử Phật giáo Việt Nam; Đóng góp của chư Tổ và Sơn môn Liên Phái cho Phật giáo Việt Nam; Giá trị lịch sử, văn hóa, tôn giáo…của Sơn môn Liên Phái; Phát huy giá trị Di sản Sơn môn chùa Liên Phái.

 

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học

 

Tổ Như Trừng Lân Giác (1696-1733), thế danh là Trịnh Thập. Ngài là đời thứ 37 tông Lâm Tế. Ngài sinh trưởng trong gia đình quý tộc họ Trịnh tại kinh thành Thăng Long, triều vua Lê Hy Tông. Ngay từ thủa nhỏ, Ngài tỏ rõ là người thông minh, học rộng, biết nhiều. Khi trưởng thành, lại hội đủ tài, đức nên vua Lê Hy Tông đã gả con gái cho Ngài và cấp một khu đất rộng ở tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên.

Một lần, Ngài sai người đào gò đất trong khu đất được vua cấp để làm ao thả cá thì thấy bông sen lớn. Ngài cho là điềm xuất gia. Sau đó, Ngài đã cải gia vi tự - đổi làm nhà chùa, đặt tên là Liên Hoa (nay là chùa Liên Phái, Hà Nội). Sau đó, Ngài xin vua Lê Hy Tông xả tục xuất gia và được nhà vua chấp thuận.

Ngài đến chùa Long Động, núi Yên Tử, Đông Triều theo Thiền sư Chân Nguyên học đạo, ngày đêm nghiên cứu Tam tạng kinh điển. Ít lâu sau, Thiền sư Chân Nguyên thấy đệ tử đã đầy đủ uy nghi và có mật hạnh bèn cho thụ Cụ túc giới và truyền tâm pháp. Ngài trở về trụ trì chùa Liên Hoa và thu nhận học trò, phát triển thành phái riêng, hiệu là Liên Tông (Tông thiền Liên Hoa). Đồng thời, chùa cũng đổi tên thành chùa Liên Tông, thời gian sau, chùa Liên Tông lại trùng tên nhà vua Hy Tông nên chùa lại đổi thành chùa Liên Phái cho đến ngày nay. Chùa Liên Phái là nơi in khắc kinh lục nổi tiếng thời bấy giờ và trở thành chi phái Phật giáo phát triển không chỉ ở Thăng Long- Hà Nội mà còn ở Bắc Ninh và nhiều vùng khác ở miền Bắc.

Chùa Liên Phái trải qua nhiều thăng trầm vẫn giữ được giá trị lịch sử, giá trị văn hóa và giá trị tôn giáo độc đáo, riêng biệt và lan tỏa suốt 300 năm nay.

Sinh thời, Tổ Như Trừng Lân Giác đã độ được nhiều đệ tử, dựng được nhiều ngôi chùa. Ngài dựng chùa Hộ Quốc ở Hà Nội, chùa Hàm Long ở Bắc Ninh, cho Đệ tử Tính Dược trụ trì chùa Liên Tông. Đệ tử Tính Ngạn trụ trì chùa Hàm Long.

Qua các tham luận, Hội thảo mong muốn cung cấp thêm những tư liệu mới mà các học giả, nhà nghiên cứu dày công khảo cứu, sẽ góp phần trả lời một số những nội dung cần làm rõ trong những tài liệu có những chi tiết đề cập khác nhau.


Vương Vân


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t