Đề xuất xử lý khẩn cấp sự cố một số vị trí công trình đê điều (15:05 10/07/2020)


HNP - Trong nội dung Công văn số 2133/SNN-KHTC, ban hành ngày 8/7, Sở NN&PTNT đã báo cáo UBND thành phố Hà Nội về sự cố sạt lở bờ hữu sông Đà, sông Hồng ở huyện Ba Vì và bờ tả sông Đáy ở huyện Thanh Oai.

Theo Sở NN&PTNT, các sự cố sạt lở trên sông Đà, sông Hồng thuộc huyện Ba Vì và trên sông Đáy thuộc huyện Thanh Oai thuộc trường hợp sạt lở là đặc biệt nguy hiểm, cần phải xử lý khẩn cấp để bảo đảm an toàn. Trong đó, giao UBND huyện Ba Vì chỉ đạo UBND các xã Chu Minh, Sơn Đà, Minh Quang phối hợp với Hạt Quản lý đê Ba Vì, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội thực hiện theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố (đặc biệt là các khu vực kè Khê Thượng, trạm bơm Đông Tiên, đoạn từ cuối thôn Liên Bu đến phía cầu Đồng Quang và khu vực bờ sông hữu Hồng tương ứng từ K20+700 đến K20+950 và từ K21+200 đến K21+500); cắm biển cảnh báo, ngăn chặn, hạn chế người dân qua lại, canh tác tại khu vực này; tuyên truyền hướng dẫn cho nhân dân thực hiện nghiêm, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho nhân dân để không xảy ra thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.

UBND huyện Ba Vì chủ động, phối hợp với Hạt quản lý đê Ba Vì xây dựng phương án tổ chức xử lý giờ đầu, sẵn sàng ứng phó sự cố theo phương châm “4 tại chỗ” không để sự cố phát triển thêm. Trường hợp phát hiện tình huống sự cố phát triển, có nguy cơ mất an toàn cho tuyến đê, khu vực dân cư, phải báo ngay về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố; chỉ đạo thực hiện ngay phương án tổ chức xử lý giờ đầu sự cố theo phương châm “4 tại chỗ” theo quy định bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình kè.

Sở NN&PTNT cũng đề xuất giao UBND huyện Ba Vì làm chủ đầu tư thực hiện dự án xử lý cấp bách chống sạt lở bờ hữu sông Hồng khu vực tương ứng từ K20+700 đến K20+950 và từ K21+200 đến K21+500 với tổng chiều dài khoảng 550m để khắc phục sự cố xói, sạt lở, bảo đảm an toàn cho nhân dân thôn Chu Quyến, xã Chu Minh sinh sống tại khu vực này và bảo đảm an toàn cho tuyến kè Chu Minh, tuyến đê hữu Hồng hoàn thành trong năm 2020.

Trong công văn này, Sở NN&PTNT cũng đề xuất UBND thành phố giao UBND huyện Thanh Oai chỉ đạo UBND xã Thanh Cao phối hợp với Hạt Quản lý đê Thanh Oai, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội thực hiện theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố công trình; cắm biển cảnh báo, ngăn chặn, hạn chế người dân qua lại khu vực sạt lở; tuyên truyền hướng dẫn cho nhân dân thực hiện nghiêm, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho nhân dân không để xảy ra thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Phối hợp chặt chẽ với Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội trong việc theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố công trình. Trường hợp phát hiện tình huống tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn tính mạng tài sản của nhân dân phải báo ngay về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố.

Cùng với đó, xây dựng phương án di dời người dân ra khỏi khu vực sạt lở khi có diễn biến xấu xảy ra, phương án tổ chức xử lý giờ đầu sự cố theo phương châm “4 tại chỗ” bảo đảm tuyệt đối an toàn cho khu vực dân cư thôn Thanh Giang, xã Thanh Cao; sẵn sàng xử lý khi sự cố phát triển thêm, thực hiện biện pháp gia cố phù hợp để hạn chế cao nhất sự phát triển của sự cố...

Sở NN&PTNT đề xuất UBND thành phố giao Sở làm chủ đầu tư thực hiện các dự án xử lý cấp bách chống sạt lở bờ kè Khê Thượng tương ứng từ K4+100 đến K4+700 đê hữu Đà với chiều dài khoảng 600; bờ hữu sông Đà tương khu vực trạm bơm Đồng Tiến với chiều dài khoảng 500m, khu vực từ cuối thôn Liên Bu đến phía cầu Đồng Quang khoảng 450m; dự án xử lý cấp bách chống sạt lở bờ tả sông Đáy đoạn qua địa phận thôn Thanh Giang, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai với chiều dài khoảng 600m.


Minh Huệ


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t