Hà Nội: Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, công nhận làng nghề và nghệ nhân (09:03 04/01/2018)


HNP - Trước sức ép của thị trường, nhiều sản phẩm làng nghề bị mai một, không giữ được thương hiệu vốn có và bị đánh cắp thương hiệu. Trước thực trạng này, TP Hà Nội đã chú trọng phát triển thương hiệu, công nhận làng nghề, nghệ nhân.

Theo tổng hợp, TP Hà Nội có số lượng làng nghề và có nghề lớn nhất nước, trong đó, có 297 làng nghề được công nhận thuộc 23 quận, huyện, thị xã. Trong năm qua, Sở Công Thương đã chủ trì, phối hợp tích cực với các địa phương triển khai hiệu quả chương trình xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội, chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2011 và chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố năm 2017. Cùng với đó, Sở đã hỗ trợ phát triển thương hiệu cho 10 làng nghề, cụ thể: Quận Hà Đông: 1 làng nghề, Nam Từ Liêm: 2 làng nghề, huyện Thường Tín: 1 làng nghề, Ứng Hòa: 1 làng nghề, Phú Xuyên: 2 làng nghề, Thanh Trì: 1 làng nghề, Gia Lâm: 2 làng nghề.

Cũng trong năm qua, Sở Công Thương đã tham mưu UBND thành phố xét công nhận làng nghề Hà Nội năm 2017 cho 3 làng nghề thuộc huyện Phú Xuyên và 5 làng nghề thuộc huyện Mê Linh. Bên cạnh đó, triển khai việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân Hà Nội ngành thủ công mỹ nghệ năm 2017 cho 42 cá nhân trình UBND thành phố phê duyệt; triển khai việc xét chọn và đề nghị xét phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân ngành thủ công mỹ nghệ cho 5 cá nhân đề nghị xét phong tặng Nghệ nhân Nhân dân, 17 cá nhân đề nghị xét phong tặng nghệ nhân ưu tú, trình UBND thành phố phê duyệt; đề nghị bình chọn 31 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố năm 2017.

Nhằm hỗ trợ xây dựng làng nghề xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã khảo sát, điều tra đề xuất xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm: Miến dong Minh Khai (huyện Hoài Đức), củ cải Tráng Việt (huyện Mê Linh), dệt Phùng Xá (huyện Mỹ Đức), bún bánh Yên Viên (huyện Gia Lâm), bún Mạch Tràng (huyện Đông Anh), bánh dày Thượng Đình Nhị Khê và bánh dày Quán Gánh (huyện Thường Tín). Hỗ trợ tư vấn pháp lý cho các chương trình xây dựng nhãn hiệu tập thể do các sở, ngành thành phố đề xuất gồm: Gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà Mía Sơn Tây, trứng vịt Liên Châu, rau sạch Tiền Lệ (Hoài Đức), cốm làng Vòng Cầu Giấy, chè Long Phú Quốc Oai, cam Kiêu Kỵ (Gia Lâm), Hoa Tây Tựu (Bắc Từ Liêm), mật ong rừng Ba Vì, sản phẩm thuốc Nam xã Ba Vì.


H. Hải


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t