Hiệu quả từ CVĐ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tại huyện Thường Tín (12:24 11/05/2019)


HNP - Sau 10 năm thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn huyện Thường Tín đã đi vào chiều sâu, tạo được sự quan tâm, hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp, địa phương và có sức lan tỏa mạnh mẽ; tỷ lệ người tiêu dùng quan tâm đến hàng Việt ngày càng tăng.

Giới thiệu sản phẩm làng nghề thủ công truyền thông của huyện Thường Tín


Bằng nhiều hình thức khác nhau, Ban chỉ đạo CVĐ huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành, các tổ chức thành viên, các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam có chất lượng; vận động các doanh nghiệp và hộ gia đình không ngừng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; xây dựng thương hiệu sản phấm hàng Việt. Tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm sản xuất của 48 làng nghề trên địa bàn huyện tại các hội chợ như: Hàng sơn mài, hàng thêu ren, bánh dầy, đồ gỗ, xương sừng, hoa cây cảnh, tiện,…
 
Đồng thời, đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền cuộc vận động đến cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân thông qua các hình thức như tổ chức Hội nghị, sinh hoạt câu lạc bộ, các tổ chức chi đoàn, chi hội ở khu dân cư, tổ dân phố; cấp phát tài liệu, bài tuyên truyền tới Đài truyền thanh huyện, xã thị trấn, tuyên truyền qua cổng thông tin điện tử huyện và các tổ chức thành viên ở cơ sở với tổng số buổi tuyên truyền lên đến 5.250 buổi, trên 367,5 nghìn lượt người tham gia.

Đảng ủy Khối doanh nghiệp huyện đã chỉ đạo các chi bộ trực thuộc phối hợp với ban lãnh đạo các doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, nguời lao động những nội dung ưu đãi của các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm nội khối được các doanh nghiệp ký kết, nhất là những ưu đãi trực tiếp đến người tiêu thụ là người lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Có 20/29 doanh nghiệp có tổ chức Đảng trực thuộc Đảng ủy Khối tham gia và có 15 doanh nghiệp ký kết “tiêu thụ sản phẩm nội Khối” với nội dung ưu đãi giảm giá từ 7- 10%;... doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời chăm lo đời sống, đảm bảo quyền lợi của người lao động.
 
Hàng năm, UBND huyện tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất trong nước được quảng bá, giới thiệu sản phẩm thông qua 12 phiên chợ Việt, 6 phiên chợ tết, 2 tuần hàng Việt, 27 chuyến hàng lưu động tới các hội chợ, khu dân cư. Có 169.053 lượt khách thăm quan, mua sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước. Phòng Kinh tế huyện phối hợp với Sở Công thương, Công ty Thương mại Hapro, Công ty siêu thị Hà Nội, Công ty CP đầu tư - thương mại Long Biên, Công ty TNHH TMQT và dịch vụ siêu thị BIG C Thăng Long... đưa hàng Việt về bán tại các khu dân cư và yêu cầu các doanh nghiệp phải có trách nhiệm với người tiêu dùng bằng cách sau khi bán sản phẩm cho nhân dân chậm nhất sau một tháng phải quay lại để nhân dân phản ánh, đóng góp ý kiến nâng cao chất luợng sản phẩm cũng như có kế hoạch bảo hành, bảo trì đối với sản phẩm có tính năng sử dụng lâu dài.
 
Phát huy những kế quả đạt được, trong thời gian tới, huyện Thường Tín tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về CVĐ, trong đó, chú trọng tới các đối tượng: Người tiêu dùng, người sản xuất và hệ thống các kênh phân phối; đưa nội dung tuyên truyền vào chương trình bồi dưỡng cán bộ của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể; tăng cường tuyên truyền trực quan; chú trọng biên soạn các ấn phẩm tuyên truyền định hướng, tư vấn cho người tiêu dùng,... Thường xuyên phát hiện và nhân rộng gương các tập thể, cá nhân thực hiện tốt CVĐ để tạo tác động tích cực trong toàn xã hội. Đặc biệt là tôn vinh các doanh nghiệp Việt.
 
Tiếp tục cụ thể hóa các cơ chế, chính sách nhằm bảo vệ, hỗ trợ người tiêu dùng và doanh nghiệp, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; tổ chức chương trình hành động vì quyền lợi người tiêu dùng, chương trình khuyến mại. Thực hiện tốt công tác quản lý thị trường, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Thực hiện tốt mô hình quản lý chợ, xây dựng chợ, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm trên thị trường chợ Vồi, chợ Hà Vỹ, từng bước triển khai mô hình phiên chợ online,... tiếp tục tạo điều kiện để các thành phần kinh tế đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu. Tăng cường vai trò và trách nhiệm của các doanh nghiệp, hội doanh nghiệp, hội nghề đối với người tiêu dùng trong việc nâng cao chất lượng, đẩy mạnh quảng bá sản phẩm hàng hóa, xây dựng thương hiệu. Có cơ chế khuyến khích tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất giới thiệu, phân phối hàng Việt đến tay người tiêu dùng thực hiện mục tiêu: hàng Việt Nam chinh phục người tiêu dùng Việt Nam. Duy trì tốt công tác kiểm tra của huyện và các doanh nghiệp thực hiện CVĐ...

Trường Giang


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t