Đan Phượng: Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” (13:56 27/02/2017)


HNP - Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” (TDĐKXDĐSVH) trên địa bàn huyện Đan Phượng tiếp tục được triển khai tích cực và hiệu quả, qua đó, góp phần ổn định an ninh chính trị, tạo không khí dân chủ trong nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, tiến bộ.

Hội hát Chèo tàu - một di sản văn hóa quý báu của ông cha


Thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn huyện Đan Phượng đã thi đua phát triển kinh tế, xây dựng thiết chế văn hóa và chú trọng đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
 
Xác định gia đình là tế bào, là thiết chế xã hội bền vững để giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, toàn huyện đã tập trung đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hoá. Công tác tuyên truyền, vận động được đẩy mạnh; Quy trình đăng ký, bình xét và đề nghị công nhận danh hiệu gia đình văn hóa được các địa phương tổ chức thực hiện trên tinh thần công khai, dân chủ, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chất lượng. Nhờ vậy, phong trào xây dựng Gia đình văn hóa tiếp tục có bước phát triển về chiều rộng và bề sâu. Năm 2016, toàn huyện có 37.920/40.085 (đạt 94,6%) số hộ đăng ký gia đình văn hóa. Qua bình xét, có 36.314/40.085 đạt 90,5% tăng 0.5% so năm 2015. 
 
Cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh; phong trào xây dựng làng, cụm dân cư, tổ dân phố văn hoá trở đã diễn ra sôi nổi và rộng khắp. Ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo huyện tiến hành rà soát, hướng dẫn, định hướng cơ sở đăng ký danh hiệu Làng, cụm dân cư, tổ dân phố văn hóa. Kết quả, năm 2016, toàn huyện có 87/120 (đạt 72,5%) làng, cụm dân cư; 6/9 tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa (Trong đó 23 làng, 02 tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa lần thứ 2; 5 làng đuợc công nhận danh hiệu văn hóa lần 3).
 
Cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội đã có chuyển biến tích cực. Hiện tượng tổ chức ăn uống linh đình giảm rõ rệt. Các hủ tục lạc hậu, tệ mê tín dị đoan, các biểu hiện thương mại, trục lợi đã và đang bị lên án, loại bỏ, những nét đẹp văn hoá trong việc cưới, việc tang và lễ hội đang dần được khẳng định. Toàn huyện hiện có 46 lễ hội truyền thống thường niên được tổ chức. Các lễ hội được tổ chức trang trọng, thiết thực, an toàn, tiết kiệm, đảm bảo thời gian, có xã gắn với đón danh hiệu làng văn hóa, đón bằng di tích lịch sử, khánh thành đình, chùa ...
 
Phong trào TDTT ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu và đã trở thành một phong trào tự nguyện, tự giác được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Năm 2016, huyện tổ chức 16 giải thi đấu cấp huyện như cầu lông, cờ tướng, bóng bàn... và tham gia 12 giải thi đấu do thành phố tổ chức đạt 38 huy chương các loại. Phong trào hoạt động TDTT quần chúng phát triển mạnh với 67.000 người tập luyện thường xuyên, đạt 33% dân số; 9120 gia đình thể thao. Các câu lạc bộ TDTT duy trì hoạt động thường xuyên, các hội, nhóm tập TDTT ngày càng tăng.
 
Trong thời gian tới, huyện Đan Phượng xác định tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng các phong trào thi đua trong lĩnh vực văn hóa xã hội nói chung, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa nói riêng. Cùng với đó, tăng cường các hoạt động văn hóa xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Phấn đấu năm 2017, toàn huyện đạt 90,5% hộ gia đình văn hóa, 89/120 làng, cụm dân cư đạt danh hiệu văn hóa (đạt 74,2%), có thêm 02 xã đạt tiêu chí văn hoá nông thôn mới, 65,9 % cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa.

Bình An


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t