Huyện Mê Linh: Nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa (17:57 26/01/2017)


HNP - UBND huyện Mê Linh vừa đánh giá kết quả và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa. Đây là một trong những địa phương dẫn đầu trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng của thành phố Hà Nội.

Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Bùi Xuân Quang cho biết, thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân”, giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững, an toàn vệ sinh thực phẩm, huyện Mê Linh đã tập trung chỉ đạo đạt được những kết quả khả quan. UBND huyện đã thẩm định, chấp thuận chủ trương cho phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ theo mô hình kinh tế trang trại cho 81 hộ với tổng diện tích 41ha tại các xã Tự Lập, Liên Mạc, Tiến Thắng, Tam Đồng, Kim Hoa… Năm 2016, UBND huyện đã thẩm định và phê duyệt chuyển đổi của 12 hộ gia đình với diện tích hơn 7ha, trong đó: Nuôi trồng thủy sản 2,2ha, trồng cây ăn quả gần 4,8ha, chăn nuôi xa khu dân cư 0,06ha.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện đã khai thác tối đa nguồn lực từ đất (chuyển đổi những vùng trũng, trồng lúa kém hiệu quả, vùng trồng màu năng suất thấp sang mô hình kinh tế trang trại); đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình, thay đổi diện mạo nông thôn. Ước tính thu nhập từ nuôi trồng thủy sản đạt trên 50 triệu đồng/sào, trồng cây ăn quả đạt trên 30 triệu đồng/sào, chăn nuôi đạt 50 triệu đồng/năm/hộ.

Phát huy kết quả đạt được, năm 2017, huyện Mê Linh tiếp tục hướng dẫn 69 hộ gia đình lập phương án chuyển đổi diện tích trồng lúa, trồng màu kém hiệu quả, năng suất thấp sang các loại cây trồng, vật nuôi hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Lập quy hoạch sản xuất các xã gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại các xã nhằm khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tập trung. Ngoài ra, có những cơ chế, chính sách hỗ trợ các vùng chuyển đổi như: Đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào đường giao thông, điện, tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ các mô hình nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông dân thông qua các chương trình, đề án như: Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu vật nuôi từ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư sang phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại tập trung xa khu dân cư; đề án hỗ trợ cây vụ Đông; đề án cơ giới hóa; dự án xây dựng nhãn hiệu tập thể hoa Mê Linh...


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t