Lấy ý kiến, góp ý xây dựng kế hoạch duy trì, mở rộng phát triển sản xuất, tiêu thụ rau an toàn (15:42 04/06/2020)


HNP - Ngày 3/6, Sở NN&PTNT Hà Nội ban hành Công văn số 1671/SNN-TTBVTV, lấy ý kiến, góp ý để xây dựng kế hoạch duy trì, mở rộng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.

Công văn nêu rõ, thực hiện Công văn số 2030/UBND-KT, ngày 29/5/2020 của UBND thành phố về việc thống nhất tham mưu xây dựng kế hoạch duy trì, mở rộng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Sở NN&PTNT đã dự thảo kế hoạch duy trì, mở rộng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021- 2025.

Theo dự thảo kế hoạch duy trì, mở rộng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, đối với diện tích duy trì sản xuất rau an toàn 5.044ha sẽ huấn luyện nông dân về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây rau; mỗi năm, dự kiến, triển khai khoảng 150 - 200 lớp cho khoảng 5.250 nông dân. Tập huấn các quy định mới trong sản xuất rau an toàn; phòng trừ sâu bệnh trên rau, mỗi năm tổ chức khoảng 200 lớp tập huấn các quy định mới trong sản xuất rau an toàn và phòng trừ sâu bệnh trên rau cho 10.000 người

Cùng với đó, thử nghiệm kỹ thuật mới về phòng trừ sâu bệnh hại trên cây rau, triển khai mỗi năm 100 điểm thử nghiệm kỹ thuật mới phòng trừ sâu bệnh hại bằng các biện pháp canh tác thủ công, sinh học, vật lý, cơ giới không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP: phân tích mẫu đất, nước phục vụ thẩm định và cấp GCN vùng đủ điều kiện ATTP trong sản xuất rau; dự kiến cấp GCN khoảng 3.600ha rau đã hết hạn để cấp lại; cần phân tích khoảng 600 mẫu đất và khoảng 300 mẫu nước.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm nghiệm ATTP: Hằng năm, tiến hành thanh tra, kiểm tra, phân tích 1.000 mẫu rau điển hình nhằm đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về ATTP, đánh giá kiến thức kỹ năng, áp dụng quy trình kỹ thuật và tiến bộ kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh của nông dân; hỗ trợ thông tin cho cơ sở sản xuất, cho doanh nghiệp kinh doanh trong phát triển thương hiệu và lòng tin người tiêu dùng khi tiêu thụ sản phẩm.

Song song với nội dung trên, Sở NN&PTNT cũng lấy ý kiến đối với diện tích phát triển mở rộng sản xuất rau an toàn 3.000 - 4.000ha; huấn luyện giảng viên về quản lý dịch hại tổng hợp trên cây rau; phát triển và kiểm soát mô hình chuỗi cung cấp rau an toàn; xây dựng nhãn hiệu tập thể, mã số vùng trồng, đăng ký mã số, mã vạch cho các mô hình chuỗi…


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t