Ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản: Hướng đi mới trong phát triển kinh tế (12:57 30/12/2018)


HNP - Mô hình ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản, do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã và đang triển khai, là hướng đi mới trong phát triển kinh tế, không những nâng cao thu nhập cho người nuôi trồng thủy sản, mà còn góp phần cải thiện môi trường.

Ứng dụng công nghệ sinh học, chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản tại Hà Nội


Hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong nuôi trồng thủy sản nói riêng, do tốc độ công nghiệp hóa và tốc độ đô thị hóa nên tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra rất nghiêm trọng. Nguồn nước sạch dành cho nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội đang thiếu trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai ứng dụng công nghệ sinh học, chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản, mô hình này đã mang lại kết quả quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn đối với sản xuất.
 
Đầu năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai mô hình ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố. Bà con khi tham gia vào mô hình thì được hỗ trợ 100% giống và 30% thức ăn, 30% chế phẩm sinh học sử dụng trong sản xuất. 
 
Qua đánh giá triển khai năm 2018 của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho thấy, khi sử dụng chế phẩm sinh học nguồn nước ao nuôi rất sạch và các khí độc xảy ra do quá trình phân hủy các chất hữu cơ hạn chế rất nhiều. Cá sinh trưởng phát triển tốt đạt trọng lượng tương đối cao. Như mô hình nuôi tôm càng xanh, tại huyện Thanh Trì, ứng dụng chế phẩm sinh học có thể đạt lên 2,5-3 tấn trên 1 hecta. Mô hình đem lại lợi nhuận cho bà con là 120 đến 150 triệu đồng trong năm 2018.
 
Tại ao nuôi tôm cành xanh của gia đình ông Nguyễn Duy Nam, Thôn 1, Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, nếu như trước kia ông chỉ nuôi tôm hỗn hợp cả đực và cái thì năm 2018 được trung tâm khuyến nông hỗ trợ về con giống, kỹ thuật, cám và chế phẩm sinh học, ông đã chuyển sang nuôi tôm siêu đực. So với trước khi nuôi tôm siêu đực thì từ 35-40 con/kg, đến nay, không có con cái nên đã tăng từ 10-20 con/kg. Hiệu quả kinh tế lớn hơn nuôi hỗn hợp.
 
Tương tự, tại huyện Phú Xuyên, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cũng tổ chức triển khai mô hình ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản. Đã thực hiện hướng dẫn nông dân thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật của mô hình xây dựng.
 
Ông Nguyễn Huy Tiền, Phó Chủ tịch UBND xã Khai Thái cho biết, Trung tâm Khuyến nông thành phố và Trạm khuyến nông huyện đã đưa mô hình này làm điểm ở 2 hộ của xã Khai Thái. Khi triển khai từ tháng tháng 6/2018 lúc thả thì cá chép chỉ 12-14cm lúc đó 12-15 con/kg. Đến tháng 10, cá được đánh giá khoảng 900g đến 1kg. Á dụng mô hình này, các hộ mặc không phải đầu tư cơ sở vật chất ban đầu lớn nhưng cho hiệu quả cao. 
 
Ông Nguyễn Huy Tiền mong muốn, trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông thành phố, Trạm khuyến nông huyện sẽ tiếp tục phát triển mô hình này để bà con áp dụng công nghệ mới trong công tác chăn nuôi thủy sản.
 
Đánh giá về mô hình, ông Nguyễn Tiến Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho rằng, việc ứng dụng chế phẩm sinh học hiện nay mới chủ yếu được các hộ chăn nuôi chuyên nghiệp áp dụng. Việc sử dụng chế phẩm sinh học mất thêm nhiều thời gian nên một số bà con chăn nuôi nhỏ lẻ chưa có thói quen sử dụng. Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tích cực tuyên truyền để bà con nông dân tiếp cận dần dần, mamg lại hiệu quả cao hơn trong nuôi trồng thủy sản.

Đoàn Nguyên


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t