Huyện Đan Phượng có 8 mô hình sản xuất và 3 vùng chuyên canh tập trung ứng dụng công nghệ cao (19:39 01/05/2020)


HNP - Ngày 29/4, UBND huyện Đan Phượng có Báo cáo số 160/BC-UBND, về tình hình thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016-2019.

Huyện Đan Phượng có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp 3.643,5ha. Tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng giai đoạn 2016-2019 của huyện là 448,5ha, gồm: Hoa 180,8ha, rau 80,9ha, lúa - cá 8,77ha, đu đủ 24,3ha, cây ăn quả 127,8ha, dược liệu và cây khác 17ha, vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư 8,9ha. Các diện tích chuyển đổi trồng rau, hoa, cây ăn quả, dược liệu... của huyện đều cho thu nhập cao hơn trồng lúa 5-7 lần tùy từng loại cây trồng. Đặc biệt, các diện tích trồng bưởi tôm vàng thu nhập cao bình quân 500-550 triệu đồng/ha/năm, hoa ly và hoa đồng tiền chất lượng cho thu nhập 650-750 triệu đồng/ha/năm.

Đến nay, huyện Đan Phượng đã 8 mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và 3 vùng chuyên canh tập trung ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, đáng chú ý là vùng trồng bưởi tập trung ở xã Thượng Mỗ thí điểm ứng dụng công nghệ tưới tự động (24 hộ dân phối hợp với Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội thực hiện thí điểm áp dụng tưới tự động cho diện tích trồng bưởi tôm vàng) trên diện tích 148ha, thì có 3ha ứng dụng tưới tự động ở thôn Tân Thịnh.

Tuy nhiên, việc đầu tư vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư lớn, kỹ thuật công nghệ cao, lao động có trình độ chuyên môn sâu nên việc nhân rộng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện Đan Phượng vẫn gặp một số khó khăn.

Thực hiện Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND, ngày 05/12/2018, của HĐND thành phố, nội dung hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng, thủy sản để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao quy định các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư sản xuất rau, nấm công nghệ cao không thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ. Hầu hết các diện tích trồng hoa (hơn 400ha), diện tích trồng cây ăn quả (hơn 600ha), các hộ dân có nhiều kinh nghiệm, tích cực học hỏi áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; tuy nhiên chưa ứng dụng công nghệ đồng bộ, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, do đó, không có cơ sở xét hỗ trợ theo chính sách.

Từ thực tế sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, UBND huyện Đan Phượng đề xuất thành phố tiếp tục nghiên cứu bổ sung chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, xây dựng và triển khai thực hiện các Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong giai đoạn tiếp theo.


Minh Huệ


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t