Thanh Oai chú trọng xây dựng nền văn hóa và con người tiên tiến (13:48 06/07/2019)


HNP - Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014, của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, công tác xây dựng và phát triển luôn văn hóa được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành và nhân dân trên địa bàn huyện Thanh Oai hưởng ứng, qua đó tạo nên sự thay đổi tích cực đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trong huyện.

Theo đó, huyện đã chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục lối sống, nếp sống văn hóa, truyền thống cách mạng với nhiều hình thức phong phú: Tổ chức lễ phát hành sách, các cuộc thi tìm hiểu, kể chuyện danh nhân, giới thiệu lịch sử, di tích cách mạng…100% các trường tham gia giảng dạy lịch sử địa phương; duy trì đều đặn hàng năm giảng dạy trên 200 tiết lịch sử Thanh Oai trong giờ học môn lịch sử địa phương hoặc lồng ghép trong những giờ học cho các em học sinh các khối lớp trên địa bàn huyện. Tiếp tục duy trì 100% cán bộ quản lý bậc học Mầm non, Tiểu học, THCS có trình độ đạt trên chuẩn. Đến nay, 100%  cán bộ quản lý, giáo viên trên địa bàn huyện có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên. Hàng năm, bố trí cho 80-90% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đi học nâng cao trình độ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, Tin học, Ngoại ngữ. Tỷ lệ người tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt khoảng 33%, tỷ lệ gia đình luyện tập thể dục thể thao ước đạt 24%. 
 
Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo 100% thôn, tổ dân phố xây dựng và kịp thời sửa đổi, bổ sung quy ước văn hóa theo đúng quy định. Số gia đình đạt và giữ vững danh hiệu văn hóa đạt 87%. Số thôn, làng đạt danh hiệu văn hóa đạt 80,5%. Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học đạt danh hiệu văn hóa đạt 60%. Huyện đã triển khai thực hiện có hiệu quả 02 Bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội thông qua các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, các hoạt động tuyên truyền phong phú, sâu rộng. Đến nay, 100% trụ sở UBND huyện và các xã, thị trấn đã niêm yết Quy tắc ứng xử của CB,CC,VC, người lao động trong cơ quan nhà nước. 100% các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện, UBND các  xã, thị trấn đã tổ chức hội nghị tuyên truyền thực hiện nghiêm Bộ Quy tắc ứng xử của UBND thành phố Hà Nội tới 100% CB,CC,VC, người lao động. Chỉ đạo 100% thôn, tổ dân phố trên địa bàn tổ chức Tọa đàm thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
 
Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, đến nay, hầu hết các đám cưới được tổ chức theo nếp sống mới, trang trọng, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, đúng quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, phù hợp với phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương. Các hủ tục rườm rà, lạc hậu trong các bước tiến hành tang lễ được xóa bỏ, số ca hỏa táng ngày càng tăng. Nếu như năm 2014 chỉ có trên 20% số người chết được hóa táng thì đến năm 2018 tỷ lệ này đã đạt trên 50%. Công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý và tổ chức lễ hội, các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa tại các di tích trên địa bàn trong dịp lễ hội, đặc biệt là các lễ hội lớn như lễ hội Bình Đà, lễ hội Chùa Bối Khê,...được thực hiện nghiêm túc.
 
Đến nay, toàn huyện có 117/118 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa, trong đó, có 75 nhà văn hóa có cơ sở vật chất tốt và tương đối tốt; 10 sân khấu ngoài trời, 100% thôn có sân chơi thể thao như cầu lông, bóng đá, bóng bàn… Hoạt động của hệ thống nhà văn hóa từng bước đi vào nề nếp, hiệu quả, phục vụ tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, trở thành điểm sinh hoạt cộng đồng lành mạnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa cho nhân dân. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích được quan tâm. Huyện đã hoàn thành kiểm kê và lập danh mục di tích để bảo vệ. Từ năm 2014 đến nay, đã có thêm 02 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia; 3 di tích được xếp hạng cấp Thành phố. Hiện na, toàn huyện có tổng số 266 di tích, trong đó, có 152 di tích đã được xếp hạng gồm: 70 di tích cấp Quốc gia, 74 di tích cấp thành phố, 08 di tích lịch sử cách mạng kháng chiến. Trong 5 năm qua, đã tu bổ tôn tạo hàng chục di tích với kinh phí gần 400 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương, Thành phố, huyện xã và nguồn xã hội hóa.
 
Trong thời gian tới, huyện Thanh Oai tiếp tục tăng cường định hướng thông tin, định hướng thẩm mỹ; đề cao những giá trị văn hóa truyền thống, giá trị văn hóa, đạo đức tiến bộ cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Tiếp tục lồng ghép một cách chặt chẽ, có hiệu quả nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người với các cuộc vận động, phong trào, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhiệm vụ chuyên môn của các cơ quan, đơn vị từ huyện đến cơ sở đặc biệt là việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, chú trọng phát huy vai trò của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện, xã, Ban vận động thôn, tổ dân phố,sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể nhằm phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng phong trào một cách toàn diện; tiếp tục nhân rộng mô hình xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn.

Trường Giang


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t