Hà Nội: Tập trung cao độ cho phát triển ngành nghề nông thôn (22:44 12/07/2019)


HNP - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội vừa rà soát kết quả phát triển ngành nghề nông thôn thành phố 6 tháng đầu năm và triển khai một số giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2019.

Theo đó, trên địa bàn thành phố hiện có 308 làng nghề đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã, trong đó: Có 11 làng nghề sơn mài, khảm trai; 20 làng làm nghề nón, mũ lá; 83 làng làm nghề mây tre, giang đan; 23 làng làm nghề chế biến lâm sản; 29 làng làm nghề thêu ren; 25 làng làm nghề dệt may; 9 làng làm nghề da giầy, khâu bóng; 13 làng làm nghề cơ kim khí; 15 làng làm nghề chạm điêu khắc; 5 làng làm nghề đan tơ lưới; 53 làng làm nghề chế biến nông sản thực phẩm; 5 làng làm nghề cây sinh vật cảnh và 14 làng thuộc ngành nghề khác: Gốm sứ, làm đàn, dát quỳ vàng bạc...

Các sản phẩm của làng nghề đa dạng nhiều chủng loại, đa số mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, bao gồm: Sản phẩm may mặc, gốm sứ, dệt và thêu ren truyền thống, đồ gỗ phục vụ tiêu dùng và xây dựng, sản phẩm cơ khí. Thu nhập bình quân của người lao động ở các làng nghề truyền thống nhìn chung là thấp, tuy nhiên, vẫn cao hơn so với lao động thuần nông, phổ biến ở mức 5-6 triệu đồng/lao động/tháng.

Theo đánh giá, đi đôi với xây dựng kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn năm 2019, các sở, ngành thành phố đã tích cực tuyên truyền về cơ chế, chính sách về hỗ trợ, phát triển ngành nghề nông thôn. Một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn đã chủ động trong việc hỗ trợ các cơ sở sản xuất, hộ sản xuất trong làng nghề tham gia các hội chợ, lễ hội nhằm phát triển làng nghề, quảng bá thương hiệu, sản phẩm làng nghề; hỗ trợ đào tạo nghề, nhân cấy nghề; hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng làng nghề, giải quyết từng bước việc xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề... Công tác tổ chức đào tạo được các quận, huyện, thị xã cũng được triển khai thực hiện nghiêm túc, lấy chất lượng, hiệu quả đào tạo đặt lên hàng đầu.

Từ nay đến cuối năm 2019, trên căn cứ nhiệm vụ được phân công, các sở, ngành thành phố tiếp tục tập trung cao độ cho phát triển ngành nghề nông thôn. Trong đó, Sở NN&PTNT phối hợp với các huyện, thị xã triển khai tổ chức 50 lớp tập huấn nâng cao năng lực các làng nghề; phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục triển khai và hoàn thành công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện công tác kiểm tra giám sát đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2019 theo kế hoạch.

Bên cạnh đó, Sở thực hiện vận hành Chợ nông sản điện tử, tập trung xây dựng và hoàn thiện giao diện của Chợ nông sản điện tử, các phần mềm ứng dụng trên nền tảng Chợ nông sản điện tử. Tập trung vào việc khai thác và vận hành hoạt động của Chợ nông sản điện tử, phấn đấu cuối năm 2019 có 50 gian hàng và 10.000 lượt đăng ký thành viên tham gia chợ. Đồng thời, Sở triển khai thực hiện Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” đến năm 2020 ngay sau khi được UBND thành phố phê duyệt…


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t