Ngành LĐTB và XH: Quyết liệt triển khai nhiệm vụ trong 3 tháng cuối năm (17:10 14/10/2017)


HNP - Ngay từ đầu năm 2017, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội đã triển khai toàn diện các nhiệm vụ và đã đạt được những kết quả khả quan. Trong những tháng cuối năm, toàn ngành sẽ nỗ lực hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.

9 tháng đầu năm, toàn thành phố giải quyết việc làm cho 127.000/152.000 người, đạt 83,5% kế hoạch, tương đương cùng kỳ năm trước; xét duyệt 3.950 dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm với số tiền 850 tỷ đồng, tạo việc làm cho 29.000 lao động. Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức 155 phiên giao dịch việc làm với 4.126 doanh nghiệp, đơn vị tham gia; 58.100 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh; 39.837 lao động được phỏng vấn; 16.879 lao động được tuyển dụng; tiếp nhận 32.095 hồ sơ đề nghị giải quyết trợ cấp thất nghiệp, Sở đã ra quyết định trợ cấp thất nghiệp cho 31.444 người với số tiền 499 tỷ đồng; quyết định hỗ trợ học nghề cho 1.266 người với số tiền 4 tỷ đồng.
 
Bên cạnh đó, ngành LĐTB&XH cũng rất quan tâm đến công tác giáo dục nghề nghiệp. 9 tháng đầu năm, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn đã tuyển sinh và đào tạo cho khoảng 133.380/150.000 lượt người, đạt 88,9% kế hoạch năm, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó trình độ cao đẳng và trung cấp nghề chiếm 26,8%, sơ cấp nghề và dưới 03 tháng chiếm 73,2%.

Cùng với đó, công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội cũng được quan tâm đặc biệt. Ngành đã triển khai rà soát hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn Thành phố năm 2017; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng dạng tâm thần. 9 tháng đầu năm, Sở đã tiếp nhận 582 người vào các trung tâm BTXH, trong đó có 388 người lang thang; đề nghị cấp mới 357 thẻ xe buýt cho người khuyết tật; tham mưu UBND Thành phố thăm hỏi và hỗ trợ đột xuất gia đình 18 nạn nhân trong 03 vụ hoả hoạn xảy ra tại quận Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm và huyện Hoài Đức với tổng kinh phí hỗ trợ 78 triệu đồng. Ban Phục vụ lễ tang Hà Nội đã thực hiện 11.182 ca hỏa táng; giải quyết 877 trường hợp mai táng tại các nghĩa trang của Thành phố.
 
Song song với đó, ngành còn tích cực thực hiện những chính sách liên quan đến công tác chăm sóc các đối tượng chính sách và người có công. Cụ thể, Sở tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt và giải quyết chế độ ưu đãi người có công cho 20.100 trường hợp; chi trả trợ cấp hàng tháng cho 93.405 người với số tiền 1.341 tỷ đồng. Tính đến tháng 9, toàn thành phố đã vận động Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” được 68,13 tỷ đồng/18,41 tỷ đồng đạt 370% so với kế hoạch; tặng 9.163/3.509 sổ tiết kiệm với kinh phí 12,46 tỷ đồng, đạt 261% kế hoạch; tu sửa, nâng cấp 269/109 công trình ghi công liệt sĩ với kinh phí 194,9 tỷ đồng, đạt 247% kế hoạch; hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho 916/366 hộ gia đình người có công (đây là những hộ gia đình không nằm trong diện được hỗ trợ theo Kế hoạch 190/KH-UBND) với kinh phí vận động 41,48 tỷ đồng, đạt 250% kế hoạch; điều dưỡng luân phiên 9.726/11.678 lượt người có công, đạt 83,2% kế hoạch; 223/223 (100%) Bà mẹ VNAH còn sống được các cơ quan đơn vị nhận phụng dưỡng; tặng 189 xe lăn cho thương binh có nhu cầu sử dụng; giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề cho 14 con liệt sĩ, con thương binh; tổ chức thăm hỏi, tặng 481.824 suất quà cho người hưởng chính sách ưu đãi có công với tổng số tiền là 199,2 tỷ đồng, trong đó từ vận động xã hội hóa là 21 tỷ đồng...

Cùng với đó, trong những tháng qua, ngành LĐTB&XH luôn quan tâm thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc bảo vệ trẻ em và bình đẳng giới. Sở đã tổ chức 180 lớp tập huấn về công tác BVCSTE & BĐG cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại 30 quận, huyện, thị xã, 584 xã, phường, thị trấn; xây dựng 03 mô hình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em tại 03 xã; tổ chức 05 cuộc toạ đàm về tình hình triển khai Luật Bình đẳng giới, 07 cuộc truyền thông về phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng ngôi nhà an toàn tại các quận, huyện.

Đặc biệt, ngành LĐTB&XH đã quyết tâm đẩy lùi các tệ nạn xã hội. 8 tháng đầu năm, các trung tâm Chữa bệnh, Giáo dục - Lao động xã hội và trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy đã tiếp nhận cai nghiện bắt buộc cho 527/500 người, đạt 105% kế hoạch năm; tiếp nhận cai nghiện tự nguyện cho 1.618/2.000 người, đạt 80,9% kế hoạch năm.

Tuy nhiên, cùng với những kết quả tích cực nêu trên vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Cụ thể, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn chậm được triển khai do chưa có định mức chi cho các nghề. Tuyển sinh dạy nghề rất khó khăn, đặc biệt là tuyển sinh trình độ trung cấp và cao đẳng. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ người sau cai tại nơi cư trú gặp nhiều khó khăn, sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nghiện còn phổ biến, làm giảm khả năng tiếp cận các dịch vụ và tái hoà nhập cộng đồng của người sau cai nghiện
 
Những tháng cuối năm 2017, toàn ngành LĐTB&XH tập trung hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã được Thành phố giao. Tiếp tục thực hiện hiệu quả đề án phát triển thị trường lao động Thành phố Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Thúc đẩy kết nối cung – cầu lao động thông qua các phiên giao dịch việc làm; phát triển công tác dự báo và thông tin thị trường lao động. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi người có công, tăng cường kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn Thành phố. Tiếp tục triển khai các giải pháp giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều, chú trọng giảm nghèo tại vùng đồng bào dân tộc. Tích cực đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào quản lý, theo dõi, cắt cơn, giải độc, phục hồi sức khỏe, tư vấn tâm lý trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc...


Trần Hương


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t