Sử dụng đất rừng đặc dụng Hương Sơn đúng mục đích, không có tranh chấp, lấn chiếm (22:20 26/07/2017)


HNP - Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng Hà Nội vừa làm rõ thực trạng quản lý, sử dụng đất tại Trạm Bảo vệ rừng Mỹ Đức (huyện Mỹ Đức).

Theo tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng đất đai của Trạm Bảo vệ rừng Mỹ Đức, đơn vị này được UBND tỉnh Hà Tây (cũ), nay là UBND TP Hà Nội giao hơn 37.000m2 đất, trong đó, có đất làm trụ sở, vườn thực vật. Cụ thể, ngày 23/6/1993, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) Ban hành Quyết định số 285-QĐ/UB về việc giao 36.710m2 đất nông nghiệp cho UBND huyện Mỹ Đức để ươm cây giống phục vụ rừng văn hóa, lịch sử, môi trường chùa Hương. Ngày 22/8/1995, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) ban hành Quyết định số 433-QĐ/UB về việc thu hồi 1.100m2 đất Lâm nghiệp trong tổng diện tích 36.710m2 vườn ươm cây giống trên địa hàn xã Hương Sơn để giao cho Ban Quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn xây dựng trụ sở làm việc.

Liên quan đến đất làm trạm bảo vệ rừng: Ngày 30/12/2005, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) ban hành Quyết định số 2079/QĐ-UBND về việc thu hồi 292m2 đất nông nghiệp thuộc địa bàn xã Hương Sơn để xây dựng 4 trạm bảo vệ rừng đặc dụng Hương Sơn.

Rừng đặc dụng Hương Sơn là khu rừng cảnh quan, hằng năm đơn vị được UBND thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội giao kế hoạch, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Vì vậy, đơn vị chỉ tiến hành quản lý, bảo vệ diện tích rừng được giao, không tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh trong rừng, không giao rừng, cho thuê rừng cho các tổ chức, cá nhân nào. Phần diện tích được UBND thành phố có các quyết định giao đất cho Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng Hà Nội hiện nay đang được sử dụng đúng mục đích sử dụng, không có tranh chấp, không có lấn chiếm.

Để quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp chặt chẽ hơn nữa, Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng Hà Nội đề nghị các cấp, các ngành tập trung giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận ổn định lâu dài khu vực Trạm Bảo vệ rừng Mỹ Đức. Bàn giao hồ sơ tài liệu liên quan đến kết quả đo đạc bản đồ địa chính đất lâm nghiệp và mốc giới cho đon vị để có căn cứ pháp lý làm tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Cùng với đó, hướng dẫn các trình tự thủ tục cho thuê môi trường rừng; có cơ chế chính sách thích hợp để sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất và rừng không để lãng phí nguồn tài nguyên, phát huy tiềm năng lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trong khu vực.


Minh Huệ


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t