Chấn chỉnh công tác đấu thầu sử dụng vốn nhà nước (19:05 02/01/2018)


HNP - Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 47/CT-TTg, chấn chỉnh công tác đấu thầu trong các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động đấu thầu tại các bộ, ngành, địa phương trong những năm qua được triển khai khá tốt, tỷ lệ tiết kiệm bình quân luôn duy trì ở mức khá năm 2016 (đạt 7,11%), số lượng gói thầu đấu thầu qua mạng tăng nhanh theo từng năm với tỷ lệ thực hiện cao, đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho hàng hóa, sản phẩm sản xuất trong nước phát triển để từng bước thay thế hàng hóa nhập khẩu.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đấu thầu tại các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp còn nhiều tồn tại, thách thức. Để kịp thời khắc phục tình trạng trên, đồng thời, chấn chỉnh mạnh mẽ công tác đấu thầu nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực thực thi pháp luật về đấu thầu, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

Các cơ quan, đơn vị quản lý công tác đấu thầu bảo đảm thực hiện tốt trách nhiệm kiểm tra, giám sát, bảo đảm yêu cầu chất lượng hoạt động đấu thầu, kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý nghiêm những hành vi vi phạm. Nội dung kiểm tra, giám sát theo đúng quy định.

Chú trọng kiểm tra đối với những gói thầu quy mô lớn, phức tạp, các gói thầu không nằm trong hạn mức nhưng áp dụng chỉ định thầu hoặc các gói thầu có nhiều kiến nghị, khiếu nại, tố cáo. Trong quá trình kiểm tra, giám sát cần đặc biệt lưu ý kiểm tra việc công khai thông tin trong đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu.

Tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra thường xuyên, chuyên sâu về công tác đấu thầu. Các cuộc kiểm tra phải đảm bảo yêu cầu, chất lượng, giúp phát hiện sớm và đầy đủ các vi phạm để đề xuất biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát thực hiện các kết luận kiểm tra, đặc biệt là xử lý các vi phạm.

Thường xuyên nắm bắt các thông tin, phản ánh, kiến nghị về các hành vi tiêu cực, vi phạm trong đấu thầu để kịp thời xác minh, xử lý. Trường hợp cần thiết hoặc phát hiện những vi phạm nghiêm trọng cần chủ động đề xuất các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất. Căn cứ mức độ vi phạm, đề nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định theo đúng quy định.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp, các tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty Nhà nước chịu trách nhiệm toàn diện đối với hiệu quả công tác quản lý về đấu thầu. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc giải quyết triệt để, khẩn trương các kiến nghị theo đúng quy định. Thường xuyên nắm bắt thông tin, tổ chức kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm. Thực hiện tổng kết, báo cáo thường xuyên về công tác đấu thầu theo đúng quy định. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trách nhiệm của người có thẩm quyền hoặc chủ đầu tư theo quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.

Bộ trưởng các bộ, người đứng đầu các ngành; Chủ tịch UBND các cấp; người đứng đầu các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp để xảy ra vi phạm trong quản lý theo thẩm quyền.

Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước: Phổ biến, quán triệt sâu sắc, toàn diện các nội dung Chỉ thị này đến chủ đầu tư, bên mời thầu, đơn vị thẩm định, người có thẩm quyền của dự án/dự toán và cơ quan quản lý về đấu thầu tại bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước thuộc địa bàn, lĩnh vực quản lý; Nghiêm khắc xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu và không tuân thủ các nội dung tại Chỉ thị này và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về những vi phạm (nếu có);

Chỉ đạo chủ đầu tư, bên mời thầu thực hiện nghiêm túc và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện những nội dung theo Chỉ thị này, đặc biệt là việc công khai thông tin và thực hiện đấu thầu qua mạng theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đưa kết quả thực hiện nhiệm vụ này là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Trường hợp để xảy ra những vi phạm nghiêm trọng trong quá trình lựa chọn nhà thầu như thông thầu, quây thầu, vây thầu,... căn cứ mức độ vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Thực hiện nghiêm Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016, không bố trí vốn hoặc điều chuyển vốn sang dự án khác đối với những dự án mà do chủ đầu tư, bên mời thầu được xác định là vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu dẫn đến nhà thầu có kiến nghị, khiếu nại, tố cáo kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ của dự án, gói thầu.


Lam Sơn


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t