Quảng bá và xúc tiến tiêu thụ đặc sản “Nhãn chín muộn” (15:53 22/08/2018)


HNP - Sáng 22/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị phát triển sản xuất, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc sản “Nhãn chín muộn” thành phố Hà Nội năm 2018. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu dự hội nghị.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu phát biểu tại hội nghị


Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, hiện nay, Hà Nội có 17.776ha cây ăn quả, trong đó, nhãn 1.722ha, sản lượng ước tính đạt 25.000 tấn, doanh thu khoảng 400 tỷ đồng, chiếm khoảng 16% so với doanh thu từ các loại cây ăn quả của Hà Nội. Trong đó, các giống nhãn như nhãn sớm, nhãn ta, nhãn miền thiết, nhãn thóc chiếm diện tích khoảng 1100ha, trồng tại các vùng Sơn Tây, Ba Vì, Mỹ Đức…Còn lại khoảng 600ha là nhãn chín muộn được trồng tập trung tại các vùng. 


Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Văn Sửu trao GCN tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm nhãn chín muộn Quốc Oai
 
Hiện nay, vùng nhãn ven sông Đáy thuộc huyện Quốc Oai ở xã Đại Thành 165ha. Vùng nhãn ven sông Đáy thuộc huyện Hoài Đức, bao gồm các xã: An Thượng, Đông Lao, Song Phương, diện tích là trên 160ha. Vùng Lam Điền, Thụy Hương - huyện Chương Mỹ diện tích nhãn chín muộn là 50ha. Định hướng đến năm 2020, diện tích sản xuất nhãn chín muộn toàn Thành phố đạt trên 1.000ha. Thành phố sẽ đẩy mạnh ghép cải tạo giống nhãn chín muộn trên giống nhãn cũ có năng suất, chất lượng thấp và xây dựng nên các vùng sản xuất nhãn chín muộn an toàn, bền vững kết hợp với du lịch sinh thái.
 
Sau khi nghe ý kiến đóng góp của các địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu nhấn mạnh: Hà Nội có tiềm năng lớn về phát triển cây ăn quả, trong đó, nhiều cây cho giá trị kinh tế cao. Hiện nay, giống nhãn chín muộn tại Hà Nội chủ yếu gồm 2 giống nhãn HTM1 và HTM2 tập trung tại các huyện Quốc Oai, Hoài Đức và rải rác tại một số huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ba Vì, Đan Phượng,… Đặc biệt, quả nhãn chín muộn Hà Nội đã có thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước đây cũng là một trong những sản phẩm đặc sản có sản lượng, có diện tích lớn của Hà Nội đã dần khẳng định được thương hiệu, chất lượng trên thị trường.


Các doanh nghiệp ký kết hợp tác thu mua nhãn chín muộn với các hợp tác xã, người sản xuất
 
Theo lãnh đạo thành phố, hội nghị lần này có ý nghĩa quan trọng nhằm từng bước cụ thể hóa chương trình hành động đi vào cuộc sống, đồng thời, đẩy mạnh việc tìm kiếm, mở rộng, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc sản nhãn chín muộn. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu cũng yêu cầu, trong thời gian tới, các sở, ngành của thành phố cần tích cực kết nối sản xuất, tìm kiếm thị trường ổn định cho sản phẩm nhãn chín muộn.
 
Tại hội nghị, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cùng ký kết thu mua sản phẩm cho người dân để đảm bảo nâng cao giá trị nông sản, đảm bảo việc liên kết một cách bền vững, tránh tình trạng được mùa rớt giá. Các địa phương cần tích cực hướng dẫn người dân canh tác một cách khoa học, đảm bảo các tiêu chuẩn về nông sản, hướng tới xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Lê Tâm


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t