Tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho 300 hòa giải viên (07:53 26/07/2017)


HNP - Chiều 25/7, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức tập huấn kỹ năng, kiến thức pháp luật về hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ lãnh đạo UBND, UBMTTQ, công chức tư pháp hộ tịch các phường và tổ trưởng các tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn quận.

Các đại biểu tham dự hội nghị tập huấn


Tại lớp tập huấn, Thạc sỹ Nguyễn Trọng Nhã - Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia  truyền đạt những nội dung cơ bản của Luật Hòa giải ở cơ sở (khái niệm hòa giải, nguyên tắc hòa giải...), Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở; 
 
Hòa giải viên được tìm hiểu các kỹ năng và nguyên tắc trong công tác hòa giải như: Kỹ năng tìm hiểu và giải quyết các mâu thuẫn; Kỹ năng phân tích đánh giá; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng lắng nghe và đặt câu hỏi; Kỹ năng ghi chép của hòa giải viên; ghi sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở; lập văn bản hòa giải thành, văn bản hòa giải không thành; Các bước tiến hành hòa giải…
 
Bên cạnh đó, các Hòa giải viên còn được nắm bắt thêm việc quy định mức chi thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở theo Thông tư số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30/7/2014 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp về việc Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở và Quyết định số 92/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND thành phố Hà Nội quy định về việc áp dụng mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân và công tác hòa giải ở cơ sở thành phố Hà Nội, trong đó quy định mức chi cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội.
 
Cũng trong buổi tập huấn, các Hòa giải viên đã cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm hiểu các tình huống thường gặp trong hoạt động hòa giải ở cơ sở. Đây là dịp để hòa giải viên nắm rõ các kiến thức, kỹ năng hòa giải để vận dụng linh hoạt trong hoạt động hòa giải, từ đó tăng tỷ lệ hòa giải thành, qua đó giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết cộng đồng, phòng ngừa vi phạm pháp luật trong cộng đồng dân cư.
 
Theo ông Nguyễn Sỹ Tuấn - Trưởng Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp Hà Nội: Hà Nội luôn ghi nhận và đánh giá cao vai trò quan trọng của công tác hòa giải cơ sở trong việc giữ gìn tình làng nghĩa xóm, giữ gìn sự đồng thuận, đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giảm thiểu tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vượt cấp kéo dài. Để nâng cao hiệu quả công tác hòa giải cơ sở, những năm qua TP đã quan tâm tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở trên địa bàn TP cũng như hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở.

Đoàn Nguyên


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t