Đoàn công tác thành phố Hà Nội thăm Nhà tù Sơn La (21:45 17/06/2017)


HNP - Trong chương trình thăm viếng các di tích lịch sử cách mạng tại các tỉnh Tây Bắc, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2017), chiều 17/6, đoàn công tác TP Hà Nội đã đến thăm Di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia Nhà tù Sơn La.

Đoàn công tác TP Hà Nội thăm Nhà tù Sơn La


Dâng hương tưởng nhớ sự hy sinh, gian khổ của các chiến sỹ cách mạng tại Nhà tù Sơn La, đặc biệt xúc động khi chứng kiến, nghe giới thiệu về những chứng tích về tội ác của thực dân Pháp, các đồng chí trong đoàn công tác thành phố Hà Nội bày tỏ sự cảm phục về ý chí kiên cường, tinh thần lạc quan cách mạng của các chiến sĩ cộng sản tiền bối, đồng thời, nguyện sẽ tiếp tục nỗ lực, cố gắng, xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, giàu đẹp, xứng đáng với những cống hiến, hy sinh của các anh hùng, liệt sỹ.
 
Một số hình ảnh về hoạt động của đoàn tại Nhà tù Sơn La:
 
Đoàn công tác TP Hà Nội dâng hương tưởng nhớ các chiến sỹ cách mạng tiền bối tại Nhà tù Sơn La
Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp xây dựng năm 1908, trên đồi Khau Cả, thành phố Sơn La,
ban đầu chỉ là một nhà tù nhỏ, sau nâng dần lên nhà tù hàng tỉnh với số lượng tù nhân tăng dần
Chỉ tính trong giai đoạn 1930 - 1945, địa ngục trần gian này là nơi giam cầm 1.007 chiến sĩ cách mạng
những người yêu nước, trong đó, có các vị lãnh đạo tiền bối như Lê Duẩn, Trường Chinh, Tô Hiệu, Văn Tiến Dũng, Xuân Thủy,
Trần Huy Liệu, Nguyễn Cơ Thạch, Mai Chí Thọ, Trần Quốc Hoàn, Hoàng Thế Thiện, Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Trân…
Các chiến sỹ cách mạng bị bắt và đưa lên Hòa Bình bằng xe tải che kín thùng, sau đó trải qua 12 ngày
vượt hơn 200km, băng rừng bằng đường mòn để đến Nhà tù Sơn La với xiềng xích dưới chân...
Tại Nhà tù Sơn La, thực dân Pháp cho xây dựng 1 bể nước 50 mét khối nhưng không có đường dẫn nước xuống
Hằng ngày, các tù nhân phải dùng chiếc xe này để kéo nước từ suối về đổ vào bể, coi như một hình thức lao động khổ sai
Cổng dẫn xuống khu xà lim ngầm
Nơi đây có 5 phòng giam cá nhân và 2 phòng giam tập thể, được thực dân Pháp sử dụng để giam giữ
những chiến sỹ cách mạng được chúng coi là "cứng đầu, cứng cổ"
Sau hơn 40 năm tồn tại, các tù nhân tại Nhà tù Sơn La đã tổ chức 2 lần vượt ngục vào các năm 1941 và năm 1943
Nhưng chỉ có năm 1943 là thành công và có 4 đồng chí thoát được ra ngoài, trong đó có các đồng chí như
Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Văn Trân, Trần Đăng Ninh...
Mặc dù chịu những đòn tra tấn hà khắc, song các chiến sỹ cách mạng đã thành lập chi bộ đảng trong nhà tù vào năm 1939,
biến nhà tù thành trường học cách mạng

Trước khi rút khỏi Sơn La vào năm 1952, thực dân Pháp đã ném bom xuống khu vực nhà tù. Năm 1965,
đế quốc Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc khiến nhà tù Sơn La gần như bị phá hủy hoàn toàn. Để giáo dục truyền thống,
di tích Nhà tù Sơn La đã được phục dựng lại. Năm 2014, Nhà tù Sơn La được xếp Di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia.

Trọng Toàn


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t