Xét nghiệm nhanh 7.042 mẫu nông sản, thực phẩm ở quận Nam Từ Liêm (09:12 22/09/2017)


HNP - Từ đầu năm đến nay, cơ quan chuyên môn quận Nam Từ Liêm đã xét nghiệm nhanh 7.042 mẫu nông sản, thực phẩm, trong đó, phát hiện 182 mẫu không đạt.

Theo Phòng Kinh tế quận, hiện nay, trên địa bàn quận có 10 phường thành lập 13 trạm xét nghiệm an toàn thực phẩm nhanh các sản phẩm thực phẩm tiêu dùng hằng ngày. UBND quận tiếp tục chỉ đạo các phường tăng cường hoạt động xét nghiệm nhanh an toàn thực phẩm tại các trạm xét nghiệm ở chợ. Kết quả, 9 tháng đầu năm, cơ quan chuyên môn quận xét nghiệm là 7.042 mẫu, trong đó, có 182 mẫu không đạt (chiếm tỷ lệ 2,5%) gồm: 156 mẫu xét nghiệm dư lượng thuốc trừ sâu trong rau, củ, quả; 23 mẫu hàn the trong giò, chả; 3 mẫu phẩm màu trong thực phẩm.

Ngoài ra, thanh tra, kiểm tra chất lượng, nông sản, cơ quan chức năng quận đã kiểm tra 27 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Kết quả, 21/27 sở được kiểm tra đạt, chiếm 77,8%; 6/27 cơ sở cần khắc phục tồn tại và bị xử phạt, chiếm tỷ lệ 22,2%. Trong đợt cao điểm thực hiện Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Phòng Kinh tế quận chủ trì Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra 15 cơ sở gồm 2 cơ sở sản xuất thực phẩm, 3 cửa hàng thực phẩm sạch có hoạt động sơ chế thực phẩm tươi sống, 9 cơ sở kinh doanh thực phẩm. Kết quả, 10/15 cơ sở đạt, 5/15 cơ sở còn một số tồn tại cần khắc phục.

Theo đánh giá, bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, trên địa bàn quận Nam Từ Liêm vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục: công tác tuyên truyền tuy đã được chú trọng, đẩy mạnh nhưng chưa tạo được sự chuyển biến toàn diện về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, nhất là các đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún. Tỷ lệ cấp các loại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, kiến thức, bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm chưa cao. Việc thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông sản trên địa bàn vẫn chưa cập nhật đầy đủ do sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, phân tán; trình độ quản lý chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ còn hạn chế, nhất là cán bộ cấp phường còn thiếu và yếu. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng an toàn thực phẩm nông nghiệp cấp phường còn chưa có; nhân lực triển khai tại quận được phân công theo dõi về chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản phải kiêm nhiệm nhiều việc khác...


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t