Phê duyệt Điều lệ Hội Dát vàng, bạc quỳ Kiêu Kỵ huyện Gia Lâm (15:01 06/06/2018)


HNP - Ngày 5/6, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2719/QĐ-UBND phê duyệt Điều lệ Hội Dát vàng, bạc quỳ Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Theo đó, Hội Dát vàng, bạc quỳ Kiêu Kỵ huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những công dân, tổ chức Việt Nam chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dát vàng, bạc quỳ trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết hội viên những người hoạt động trong nghề dát vàng, dát bạc quỳ và ngành nghề có liên quan đến dát vàng, dát bạc quỳ, tăng cường tính liên kết, hợp tác và chia sẻ về kỹ thuật, nghiệp vụ, công tác quản lý, tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm, sử dụng nhân công, khai thác thu mua nguyên liệu, phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh. Qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của từng hội viên nhằm khẳng định vai trò của ngành nghề dát vàng, dát bạc quỳ đồng thời cũng đảm bảo lợi ích chung của Hội.

Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng; hoạt động theo quy định pháp luật. Trụ sở của Hội đặt tại: Nhà Tràng, thôn Kiêu Kỵ, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Hội hoạt động trong phạm vi huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Hội chịu sự quản lý Nhà nước của UBND huyện Gia Lâm, Sở Công Thương và các Sở, ban, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội. Hội hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ dát vàng, dát bạc quỳ.

Hội có nhiệm vụ chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ của Hội đã được phê duyệt. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hội. Tổ chức các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm trưng bày, giới thiệu sản phẩm để giúp đỡ hội viên tham gia, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của các hội viên theo quy định của pháp luật.

Tổ chức các chương trình hợp tác nghiên cứu cải tiến mẫu mã, đầu tư trang thiết bị, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ nhằm nâng cao độ tinh xảo của sản phẩm, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế xã hội. Đồng thời, cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức nghề nghiệp, tổ chức trao đổi kinh nghiệm, tham quan học tập, bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề và kiến thức quản lý để giúp nghệ nhân, thợ giỏi, con em trong nghề nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động và phát triển nghề nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Tổ chức hoạt động tư vấn, hỗ trợ, cung cấp dịch vụ cho hội viên về pháp lý; sở hữu trí tuệ, bản quyền, kiểu dáng công nghiệp; thực hiện dự án khoa học kỹ thuật, dự án tín dụng ưu đãi. Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, tăng cường hoạt động của Hội trên môi trường mạng theo đúng quy định của pháp luật.


Ngân Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t